Xét nghiệm tiểu đường trong thai kỳ

Tiểu đường khi mang thai đang là một vấn đề về sức khỏe phổ biến nhất trong thai kỳ của người phụ nữ. Tuy tiểu đường thai kỳ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người mẹ, nhưng nếu thai phụ không kiểm soát tốt đường huyết thì dễ dẫn tới biến chứng thai sản sẽ rất nguy hiểm. Chính vì vậy các thai phụ cần phải làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai đặc biệt là test dung nạp Glucose để sớm phát hiện và có hướng điều trị tốt an toàn cho mẹ và bé.

 

Vì sao phải làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai

 

- Tiểu đường khi mang thai thường không có triệu chứng và biểu hiện gì rõ rệt. Đó là lý do vì sao hầu hết phụ nữ mang thai nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose khi có thai được 24 đến 28 tuần.

 

- Tuy nhiên, nếu thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao đối với tiểu đường hoặc đang có những dấu hiệu như có đường trong nước tiểu, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm nghiệm pháp này từ lần khám thai đầu tiên, và lặp lại vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ nếu kết quả của lần xét nghiệm đầu tiên là âm tính.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

- Tiểu đường khi mang thai có thể gây những biến chứng cho cả mẹ, thai, trẻ sơ sinh và cả khi trẻ lớn lên. Đối với mẹ, đái tháo đường thai nghén có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường type 2 sau khi sinh. Đối với thai, tiểu đường khi mang thai có thể gây chứng khổng lồ, thai chết lưu, đẻ non; khi đẻ  ra trẻ sơ sinh có thể bị suy hô hấp, hạ glucose máu, vàng da;  khi lớn lên trẻ có thể bị béo phì, đái tháo đường type 2.

 

- Chính vì vậy cần phải làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai để chuẩn đoán sớm và kịp thời điều trị, tránh các biến chứng cho cả mẹ và con là việc làm rất quan trọng và cần thiết.

Chỉ định

 

Làm xét nghiệm đường huyết khi nào?

 

 Trong lần khám thai đầu tiên: Cho thai phụ làm xét nghiệm glucose máu lúc đói, HbA1c hoặc glucose máu ngẫu nhiên để sàng lọc đái tháo đường lâm sàng, đái tháo đường thai nghén

 

Các giá trị bình thường:

 

Các thông số

Giá trị các thông số

Glucose máu khi đói

> 7,0 mmol/L

HbA1c

> 6,5%

Glucose máu ngẫu nghiên

> 11,1 mmol/L


Ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ: Chỉ định nghiệm pháp dung nạp glucose. Nghiệm pháp có thể  được chỉ định ở tất cả các thai phụ hoặc các thai phụ có nguy cơ đái tháo đường thai nghén cao với các đặc điểm sau:

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet


- Béo phì: chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI)  ≥ 30

 

- Tuổi trên 25

 

- Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường

 

- Tiền sử bản thân có đái tháo đường thai nghén trong lần mang thai trước.

 

- Trước đây đã sinh một bé nặng trên 4,1 kg hoặc một thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

 

Cách thực hiện

 

- Cho bệnh nhân uống 1,75 g (trong 4,4 ml nước)/1kg trọng lượng cơ thể. Trước khi cho uống glucose, cho bệnh nhân đi tiểu hết và giữ lại 5 ml nước tiểu này, đánh số mẫu 0 giờ và lấy máu đánh số mẫu máu 0 giờ. Cho bệnh nhân uống dung dịch glucose, khi uống hết bắt đầu tính thời gian sau 1/2, 1, 2 và 3 giờ uống glucose lấy máu và nước tiểu để định lượng và định tính glucose.

 

- Như vậy, lấy máu và nước tiểu xét nghiệm theo thời gian: 0h: lần 1- 30 phút: lần 2- 60 phút : lần 3- 180 phút: lần 4.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Đánh giá kết quả:

 

Bình thường:

 

- Glucose/0h < 6,1 mmol/l (đường máu ở mức bình thường).

 

- Sau 30-60’: Nồng độ glucose máu tăng cực đại có thể đạt < 9,7 mmol/l.

 

- Sau 120’: Trở về nồng độ < 6,7 mmol/l.

 

Tiểu đường: Nếu glucose máu sau 30 - 60 phút tăng cao hơn so với cùng thời gian ở người bình thường và thời gian trở về mức ban đầu có thể từ 4 - 6 h (chậm hơn nhiều so với người bình thường).

 

 

 

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào. Có thể nói bệnh tiểu đường thai kì chính là một thể của bệnh tiểu đường, sở dĩ người ta gọi là tiểu đường thai kì vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong thời gian người phụ nữ mang thai và sẽ tự biến mất trước hoặc sau khi sinh. Để xác định chính xác thì bệnh nhân nằm trong diện nguy cơ sẽ được làm test dung nạp Glucose. Nếu sau khi sinh 6 tuần mà người phụ nữ vẫn còn các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì lúc đó được coi là bị bệnh tiểu đường chứ không còn là tiểu đường thai kì nữa.

lao màng não, biến chứng lao, lao sơ nhiễm, dấu hiệu lao màng não, điều trị lao màng não
Lao màng não và hệ thần kinh trung ương là một bệnh ở hệ thần kinh, gây ra bởi vi khuẩn lao (...
tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ, điều trị, kéo tinh hoàn, đường di chuyển, phẫu thuật, bé trai
Trong quá trình phôi thai ở tuần lễ thứ 7 đã có sự biệt hóa thành tinh hoàn và được treo vào...
ung thư tuyến tiền liệt, phương pháp điều trị, ung thư, tuyến tiền liệt, phương pháp phẫu thuật, phương pháp xạ trị, phương pháp hóa trị, hocrmone thay thế, liệu pháp sinh học
Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Một số thử...
âm đạo, ung thư âm đạo, khí hư bất thường, đau vùng chậu, hiếm gặp, chị em phụ nữ, không có nhiều triệu chứng
Ung thư âm đạo là một bệnh ung thư tương đối hiếm gặp ở người phụ nữ, chiếm từ 3-5% các bệnh ung...
 kiến thức mang thai, chuẩn bị mang thai, thai kỳ, lưu ý trong thai kỳ, bất thường trong thai kỳ, chuẩn bị sinh, kiến thức sức khỏe
Đối với các bậc cha mẹ, trẻ sinh ra khỏe mạnh là niềm hạnh phúc vô bờ nhưng trên thực tế có những...
kiến thức mang thai, thai kỳ, lưu ý trong thai kỳ, bất thường trong thai kỳ, bệnh và thuốc, kiến thức sống khỏe, bí quyết sống khỏe
Trong suốt thời kỳ mang thai, thai phụ có thể bị đau bụng bất cứ khi nào, dấu hiệu đau bụng có...
tau bong non, mang thai, có bầu, rau bong non, rau bong, thai sổ, chảy máu, choáng mất máu, thai nhi chết, thai lưu, nguy hiểm, cấp cứu
Rau bong non là một cấp cứu sản khoa thường xảy ra ở ba tháng cuối của thời kỳ thai kỳ với diễn...
virus rubella, bệnh rubella, phụ nữ mang thai và bệnh rubella, đường lây vius rubella, biểu hiện của rubella, biến chứng của rubella, điều trị rubella, phòng rubella ở phụ nữ mang thai
Bệnh Rubella (hay còn gọi là sởi Đức) là một bệnh gây ra do virus Rubella, bệnh lây truyền qua...
trẻ sơ sinh, viêm phổi, ho, sốt, phổi, phế quản, tử vong, điều trị
Cho đến nay mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác phòng bệnh và điều trị, viêm phổi vẫn là...
tinh hoàn, sỏi tinh hoàn, đau tinh hoàn, tinh trùng, ảnh hưởng, vô sinh, ung thư tinh hoàn
Lâu nay nhiều người thường nghe nói đến sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi túi mật, chứ ít ai nghe nói...
Nội dung khác
 trai nghèo, đàn ông, ít tiền, tán gái, tán tỉnh, chinh phục, mối quan hệ, chân thành, cua so tinh yeu
Anh em nào nhìn thấy mặt tôi lúc đang viết bài này, sẽ hiểu thế nào là đỉnh cao của sự nghiêm túc...
08:30 - Tin tức
tôm nướng, tôm nướng phô mai, cua so tinh yeu
Tôm giòn rụm, thơm bùi vị phô mai chấm cùng tương cà làm món đãi tiệc hay ăn cùng cơm thường ngày...
15:02 - Tin tức
Có đáng lo ngại hay không khi phát hiện ra tử cung nhỏ ở tuổi 17 ?
Cháu năm nay 17 tuổi. Có đợt cháu có ăn kiêng theo kiểu keto vì cắt hoàn toàn tinh bột nên cháu...
14:01 - Tư vấn
gia đình ngăn cản, phản đối - ngăn cản, bố người yêu, lấy người không yêu, cha mẹ ngăn cấm.
Tôi thì đi làm công việc của tôi, không làm cho nhà anh. Nhưng hơi mang tính dị đoan, đi xem thầy...
09:51 - Tư vấn
Độ tuổi 19 của nữ có còn cơ hội phát triển chiều cao nữa không ?
Em là nữ năm nay 19 tuổi. Em cao 1m53, từ năm 14 tuổi đến giờ em không cao lên nữa. Xin hỏi bác...
16:02 - Tư vấn
quan hệ tình dục, huyết trắng, viêm nhiễm, kinh nguyệt, hành kinh, xuất hiện, dịch màu nâu, cuasotinhyeu
Tháng này gần đến kinh em cứ bị mắc vệ sinh, cứ nghĩ là bệnh về thận hay viêm bàng quang đi khám...
19:35 - Tư vấn
Người yêu lạnh nhạt, Tình yêu rạn nứt, bạn gái chia tay, đi nghĩa vụ quân sự, cua so tinh yeu
Nhưng hiện tại còn 1 tháng nữa thôi em ra rồi. Em không hiểu tại sao. Em hỏi cô ấy "em không...
09:35 - Tư vấn
sức khỏe, hệ tiêu hóa, Khung giờ vàng, mỗi ngày, cua so tinh yeu
Nửa giờ sau bữa tối, đừng vội uống trà, ngâm chân và tắm. Rất nhiều chất có tính axit trong trà...
16:02 - Tin tức
lo lắng, hạnh phúc, vợ cũ, bán thân, cuộc sống hôn nhân, tâm sự, cửa sổ tình yêu
Em biết em sai trong cuộc hôn nhân của mình, nhưng em chỉ sợ bạn thân em chưa có vợ lại đi lấy vợ...
15:02 - Tư vấn