Cần làm gì khi bị dính máu nghi nhiễm HIV?

Nếu không may tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể người nhiễm HIV, bạn không nên hoảng sợ mà cần giữ bình tĩnh để xử lý triệt để.

Nguy cơ phơi nhiễm HIV được xác định khi bị vật nhọn dính máu người bệnh đâm phải; tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh đâm vào; máu – chất dịch từ cơ thể người bệnh bắn vào vùng da bị tổn thương (do viêm loét, chàm, bỏng từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).

 

hiv, lây nhiễm, điều cần làm khi bị dính máu nghi hiv,xét nghiệm, rửa sạch,phơi nhiễm

Ảnh minh họa

 

Nếu bị vật nhọn dính máu người nhiễm HIV đâm, bạn cần bình tĩnh lấy dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể, cầm máu rồi rửa vết thương dưới vòi nước sạch ít nhất 5 phút. Tiếp đó, lau khô; sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vết thương bằng gạc. Tuyệt đối không cố nặn máu ra bởi cách này dễ khiến vi rút gây bệnh càng dễ thâm nhập vào cơ thể.

 

hiv, lây nhiễm, điều cần làm khi bị dính máu nghi hiv,xét nghiệm, rửa sạch,phơi nhiễm

Ảnh minh họa

 

Trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa vị trí này liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý (chai nhỏ mắt chứa Nacl 0.9%) trong 5 phút. Khi làm sạch, lưu ý liên tục chớp mắt, ngâm khịt mũi trong ca nước sạch. Còn lại, nếu bị máu bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch khoảng 5 phút.

 

Nhìn chung, bạn có nguy cơ phơi nhiễm khi tổn thương do kim có chứa máu đâm xuyên qua da gây chảy máu; tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải; máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước. Trường hợp, máu và dịch của người bệnh bắn vào vùng da lành, cơ thể bạn khó có khả năng phơi nhiễm.

 

Một khi xét có khả năng lây nhiễm HIV, bạn sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc PEP. Thuốc có tác dụng kháng vi rút HIV và có tác dụng tốt nhất trong vài giờ đầu tiên sau khi phơi nhiễm (hiệu quả bảo vệ lên đến 90 – 95%), kéo dài trong khoảng 72 giờ sau đó. Có thể nói, PEP khá an toàn song không ít người từng đối diện với các tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, nôn chóng mặt.

 

Nếu được bác sĩ chỉ định, bạn cần tiếp tục uống thuốc kháng ARV trong vòng 28 ngày, làm các xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng để khẳng định chắc chắn mình có bị lây nhiễm hay không. Quá trình dùng thuốc kháng ARV dễ mang lại tác động không tốt đến cơ thể. Do vậy trong suốt quá trình sử dụng, bạn cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

 

Đặc biệt lưu ý, người bị phơi nhiễm dễ dàng lây truyền vi rút HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần đề cao cảnh giác, thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.

 

Song song với việc đề phòng nhiễm vi rút HIV, bạn cũng cần dự phòng các trường hợp nhiễm viêm gan B, C. Thực tế, tỷ lệ nhiễm hai loại vi rút này khá cao (viêm gan B lên tới 30%, viêm gan C là 10%) trong khi lây nhiễm HIV chỉ là 0,03%.

 

Theo Kienthuc.net
7 biện pháp sau đây không những rất hữu ích trong việc củng cố sức khỏe nói chung mà còn giúp bạn...
Nhiều người có thói quen ngồi vắt chéo chân. Tuy nhiên, đây là thói quen xấu gây hại cho sức khỏe...
ăn muối, nguy cơ, suy tim
Các nhà nghiên cứu cho biết hướng dẫn sức khỏe về hấp thu muối khuyến nghị hàm lượng muối sử dụng...
tín hiệu, nhận biết, rụng trứng, cua so tinh yeu
Thời điểm lý tưởng nhất để thụ tinh là 2 - 3 ngày trước khi rụng trứng. Nếu biết mình sẽ rụng...
Khuyến cáo, sử dụng, tiềm phòng, vắc xin HPV, ung thư cổ tử cung, cua so tinh yeu
HPV (human papilloma virus) là loại virut gây u nhú ở người rất dễ lây nhiễm qua quan hệ tình...
Tác hại của cà phê đối với phụ nữ và cách uống không gây hại
Cà phê là thức uống quen thuộc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đàn ông hoặc phụ nữ...
Dưới đây là 3 cảm xúc tiêu cực bạn nên tránh vì nó có thể "giết" bạn nếu bạn thường xuyên "gặp"...
bệnh lao, bệnh lây nhiễm, kháng thuốc, tỉ lệ tử vong
Việt Nam hiện xếp hạng 14 trên 30 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới, mỗi năm có khoảng...
Trong tương lai gần, chỉ cần thử máu cũng có thể phát hiện vi rút HPV, tác nhân làm tăng nguy cơ...
Các mùi kỳ lạ xuất hiện ở quần chíp có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc bệnh phụ khoa đấy!
Nội dung khác
vieem phụ khoa, sử dụng thuốc, kháng sinh, có con, lây truyền
Cách đây 2 tuần em có bị ngứa â.đ, nổi các nốt ngứa 2 bên môi â.đ, và có ra dịch như mủ và có mùi...
17:05 - Tư vấn
môi bé âm đạo, bên to bên nhỏ, thẩm mỹ, vùng kín, cuasotinhyeu
Bé gái nhà em năm nay 12 tuổi,hôm nay em mới phát hiện 2 môi ở âm đạo của bé không đều nhau,môi...
20:02 - Tư vấn
trễ kinh, dùng que thử, vạch đậm, vạch nhạt, siêu âm, nội mạc tử cung, tư thế trung gian, có thai, cuasotinhyeu
Em trễ kinh 5 ngày dùng que thử thì lên 1 vạch đậm 1 vạch nhạt. Đi siêu âm thì thấy nội mạc tử...
19:35 - Tư vấn
hôn môi, quan hệ, bằng tay, có thai, cuasotinhyeu
Cháu năm nay 14 tuổi, giới tính nữ, cháu với bạn trai cháu hôn nhau và anh ấy đã "cháo lưỡi...
09:02 - Tư vấn
vội vàng, hạnh phúc, người phù hợp, lựa chọn, tổn thương, đau khổ, cửa sổ tình yêu
Anh ấy nói chờ anh ấy đi công tác 3 tháng rồi tính, em nói không được vì cha mẹ em đang hối kết...
16:02 - Tư vấn
Sau đó khi quan hệ được 1 lúc thì bạn gái em có kêu đau, em dừng lại (bạn gái em chưa bị rách...
11:02 - Tư vấn
có thai, xét nghiệm rubella, kết quả, tăng, biểu hiện, thai kỳ, cuasotinhyeu
Hiện em đang có thai 14 tuần vừa rồi em có làm xét nghiệm rubella lần đâu tiên IgG dương tính và...
15:02 - Tư vấn
cai sữa cho con, sữa mẹ, ăn dặm, ăn thêm sữa ngoài, sữa công thức, cai sữa, tự tử, đột ngột
Không có thời điểm nào là tuyệt đối chính xác để cai sữa cho trẻ. Việc lựa chọn thời gian cai sữa...
20:05 - Kiến thức
Ngực tuổi dậy thì có nhiều cục u nhỏ có phải là dấu hiệu u ác tính?
Năm nay cháu 16 tuổi. Ở bên ngực phải của con sờ vào thì thấy có những cục u nhỏ ở phía dười vùng...
08:10 - Tư vấn