Hơn 200 bệnh lây truyền qua thực phẩm
Nếu chế biến, bảo quản không đúng, thức ăn bị nhiễm khuẩn là nguồn gây ngộ độc, lây nhiễm bệnh. Cần duy trì thực hiện “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” hoặc áp dụng “5 chìa khóa an toàn thực phẩm” của Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo.
Độc tố trong thức ăn nhiễm khuẩn
Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm do vi khuẩn là khái niệm là nhóm bệnh gây ra do các loài vi khuẩn (Bacteria) hoặc độc tố của chúng, xâm nhập, lây truyền và gây ra bệnh lý chủ yếu tại đường tiêu hóa. Nhóm bệnh này có những tên gọi khác như “Nhiễm khuẩn - nhiễm độc thức ăn” hay “Nhiễm trùng - nhiễm độc do ăn uống”.
Ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm do vi khuẩn là nhóm bệnh khá phổ biến, liên quan chặt chẽ đến phong tục, tập quán ăn uống, thường xuất hiện dưới dạng bệnh riêng lẻ, các vụ với hàng chục hoặc hàng trăm người mắc.
Hiện nay có hơn 200 bệnh lây truyền qua thực phẩm, trong đó có tỷ lệ không nhỏ là các bệnh gây ra do các loài vi khuẩn.
Chuyên gia về giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục ATTP lưu ý, ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm do vi khuẩn rất phổ biến ở các cộng đồng dân cư có đời sống dân cư khó khăn, trình độ vệ sinh xã hội thấp, phong tục tập quán liên quan tới ăn uống, sử dụng nước sinh hoạt, vệ sinh chất thải của người và động vật chứa đựng nhiều yếu tố nguy cơ truyền bệnh. Đây cũng là nhóm bệnh hoàn toàn có thể chủ động trong phòng chống bằng các biện pháp đặc hiệu và tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và thực hành ATTP của cộng đồng.
Các bệnh lý thường gặp do nhiễm khuẩn - nhiễm độc thức ăn như: bệnh tả, bệnh viêm ruột - dạ dày, bệnh viêm cấp tiểu - đại tràng do vi khuẩn và độc tố ruột, bệnh viêm dạ dày - tiểu tràng cấp và nhiễm độc toàn thân do ngoại độc tố tụ cầu vàng, bệnh nhiễm độc tố độc thịt gây viêm dạ dày, ruột và nhiễm độc cơ quan thần kinh và toàn thân, bệnh viêm dạ dày - ruột kiểu tả hoặc tiêu chảy có hội chứng lỵ, hội chứng viêm ruột, viêm não, màng não hay nhiễm khuẩn huyết.
Có thể dự phòng nhiễm độc thực phẩm do vi khuẩn
Theo khuyến cáo của Cục ATTP, dự phòng ngộ độc mắc bệnh lây qua thực phẩm bằng cách: thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh bàn tay.
Sử dụng hóa chất diệt khuẩn phù hợp, đúng lúc, đúng liều lượng và không được lạm dụng. Kết hợp các phương pháp diệt khuẩn vật lý, cơ học, sinh học. Cần duy trì thực hiện “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” hoặc áp dụng “5 chìa khóa an toàn thực phẩm” của Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo.
Dự phòng đặc hiệu với một số tác nhân vi khuẩn gây ra nhiễm độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm có vắc-xin phòng bệnh khá hiệu quả như Vibrio cholerae hay Shigella; Giáo dục, tuyên truyền thường xuyên nhằm nâng cao hiểu biết và kỹ năng thực hành ATTP có liên quan đến nhiễm độc thực phẩm. Ưu tiên giáo dục chuyển đổi hành vi ở nhóm người có nguy cơ cao bị nhiễm độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
Xử lý khi ngộ độc thực phẩm
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.
Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.
Thực hiện các biện pháp diệt các động vật, côn trùng thường gây ô nhiễm thực phẩm như: ruồi, nhặng, gián, chuột… và tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh của ngành y tế.
Theo Thanh niên
Bài liên quan
Để phát hiện, chỉ có làm xét nghiệm mới biết được mình có bị nhiễm bệnh hay không.
Bộ Y tế khuyến cáo để phòng tránh bệnh viêm màng não mô cầu biện pháp tốt nhất là tiêm phòng.
Trong hầu hết các trường hợp, việc trẻ nhỏ nhút nhát khi kết bạn là bình thường. Có một vài cách...
Trong những "ngày đèn đỏ" cơ thể người phụ nữ rất mệt mỏi nên trong chế độ sinh hoạt và làm việc...
Rối loạn rụng trứng (rối loạn phóng noãn) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở...
Thủy đậu, tay-chân-miệng, sốt phát ban Rubella, sởi đều nổi những vết nhỏ trên da thường gọi...
Bố mẹ đã từng vui mừng vì ít khi con leo trèo và chơi những trò mạo hiểm, nhưng có lẽ bố mẹ đã...
Số bệnh nhân tử vong do ung thư phổi trên thế giới bằng với số tử vong do ung thư đại tràng, ung...
Tăng động giảm chú ý là chứng rối loạn về hành vi thường gặp ở trẻ, phát hiện và trị sớm giúp trẻ...
Cơ thể phụ nữ dễ thay đổi. Đôi khi, sự thay đổi này là bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu...
Nội dung khác
Em có một vài thắc mắc muốn được bác sĩ giải đáp đó là: Thời gian để xét nghiệm bệnh lậu có kết...
09:52 - Tư vấn
Người ta nói trong tình yêu nếu gặp đúng người sẽ có cảm giác muốn cưới nhưng em không hề có cảm...
08:14 - Tư vấn
Trong thư ghi là: Nỗi đau mà em để lại cho mẹ là quá sâu và không thể lành được, nếu em tôn trọng...
07:35 - Tư vấn
Tính từ lúc em có nguy cơ nhiễm HIV đến nay là đã được 6 tháng rồi ạ. Lúc nguy cơ em được 4 tháng...
16:05 - Tư vấn
Mỗi lần bạn trai đến chơi con trai tôi nghịch ngợm bướng bỉnh như là không cho chúng tôi ở gần...
08:05 - Tư vấn
Nhiều lúc em nghỉ cũng rất tủi thân, nghỉ mình chỉ muốn ly hôn, mỗi lần như vậy em cũng nói thử...
17:05 - Tư vấn
Suốt ngày bà em chỉ nghĩ đến chuyện tiền bạc. Vì thế em đã gạc phăng cái ước mơ của em sang một...
14:03 - Tư vấn
Chào bác sĩ, em năm nay 21 tuổi đang có em bé. Em có đi siêu âm bác sĩ bảo em có thai được 5 tuần...
11:05 - Tư vấn
Cho em hỏi em sinh thường được 17 ngày là đã quan hệ lại với chồng rồi ạ. Em lỡ quan hệ vậy có...
07:02 - Tư vấn