Tử vong vì viêm màng não do virut: Cần nhận biết sớm và phòng bệnh
Vào mùa nắng nóng, số lượng trẻ nhập viện vì viêm não, viêm màng não tăng cao, tuy nhiên hầu hết các ca bệnh đều đến trễ vì cha mẹ không biết những dấu hiệu sớm. Theo số liệu tình hình dịch bệnh của Tổng cục Thống kê công bố, trong 5 tháng đầu năm 2019, nước ta đã 187 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do virut và 8 trường hợp tử vong.
Theo số liệu tình hình dịch bệnh của Tổng cục Thống kê công bố, trong 5 tháng đầu năm 2019, nước ta đã 187 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do virut và 8 trường hợp tử vong.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm màng não
Các bệnh viêm não, màng não thường không có dấu hiệu điển hình ở giai đoạn sớm, với các biểu hiện lâm sàng giống các bệnh đường hô hấp khác như sốt, đau đầu, buồn nôn.
Tuy nhiên, cũng có trẻ không có những triệu chứng này, đặc biệt ở nhóm trẻ sơ sinh, ban đầu trẻ có thể chỉ quấy khóc, rên rỉ, hay nhìn ngược, hay trớ, chán ăn... Do đó, việc phát hiện viêm não, viêm màng não ở trẻ nhỏ rất khó khăn.
Tuy nhiên, những dấu hiệu gợi ý sau để phát hiện viêm màng não như:
Co giật: Có thể ở tay, chân, mắt, miệng hoặc toàn thân. Một số trẻ co giật đơn thuần do sốt cao hoặc có một số trẻ do rối loạn điện giải, nhưng cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không.
Rối loạn ý thức: Lúc đầu trẻ trong tình trạng dễ bị kích động, sau đó có thể ngủ li bì, lờ đờ, hôn mê.
Trẻ thường kêu đau đầu, nôn hoặc có biểu hiện liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở chân, tay hoặc nửa người.
Cha mẹ cần lưu ý, quan sát những dấu hiệu nghi ngờ ở trẻ nếu sốt cao uống hạ sốt không đỡ, trẻ kèm thêm đau đầu, mệt, buồn nôn và nôn, kích thích, thay đổi ý thức nhẹ cần đưa vào viện ngay.
Với viêm não do virut tay chân miệng, trẻ có thể xuất hiện các bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hay các chấm hoại tử. Với viêm màng não, ngoài sốt cao, trẻ có thể cứng cổ, nếu còn thóp có thể thấy thóp phồng căng.
Cha mẹ không nên cố giữ trẻ ở nhà điều trị dẫn đến hôn mê, co giật mới đưa đến viện, lúc đó đã ở giai đoạn muộn, dễ để lại di chứng nặng nề...Vì vậy, khi có các biểu hiện nghi ngờ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Viêm màng não do virut gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Phòng bệnh thế nào?
Hầu hết những trẻ mắc viêm não, viêm màng não từ các căn nguyên đã có vắc-xin chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, cách phòng tránh bệnh viêm màng não tốt nhất là thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy; áp dụng các biện pháp phòng muỗi đốt; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Việc tiêm vắc-xin để ngừa bệnh khá hiệu quả. Tuy nhiên, 1 vắc-xin chỉ phòng được 1 bệnh viêm não hoặc màng não.
Hiện nay ở Việt Nam đã có vắc-xin ngừa viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ do HIB, vắc-xin viêm màng não do mô cầu type A, C, vắc-xin ngừa phế cầu...
Riêng đối với virut gây bệnh viêm não Nhật Bản: hãy đưa trẻ tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất với 3 liều cơ bản:
Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi;
Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;
Mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Ngoài ra để tránh viêm não thứ phát, các bậc cha mẹ cũng nên cho con tiêm phòng đầy đủ các bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, cúm...
Theo Sức khỏe đời sống
Bài liên quan
Xem nhiều
Hiện nay có nhiều người đeo kính áp tròng, chủ yếu là giới trẻ. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại...
Khi mang thai, mẹ bầu nên nhớ là không nên sử dụng những loại thuốc dưới đây để đảm bảo an toàn...
Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và ảnh hưởng thường xuyên nhất đến phụ nữ khi...
9 thói quen hàng ngày không hay dưới đây cha mẹ nên biết để từ bỏ để tránh những ảnh hưởng xấu...
Nhiều cha mẹ không hề biết rằng nhiều khi con hư chỉ vì mỗi ngày, mỗi giờ trẻ bắt chước những...
Một bà mẹ trẻ mắc ung thư kinh hoàng khi phát hiện ra rằng, các bác sĩ đã chuẩn đoán nhầm và sử...
Cần tránh thuốc độc đối với trẻ như iod, ergotamin, thuốc ức chế sự tiết sữa, thuốc ngừa thai...
Đôi khi bố mẹ thường bị lẫn lộn giữa việc yêu thương con và nuông chiều con quá mức. Việc này dễ...
Chỉ còn một khoảng thời gian rất ngắn nữa là các sĩ tử PTTH sẽ bước vào kỳ thi. Theo TS Nguyễn...
Chia sẻ bí quyết giúp mình luôn khỏe mạnh, tươi tắn và có vóc dáng chuẩn, Hằng Nga bật mí: tất cả...
Nội dung khác
chu kì kinh nguyệt của em 33 ngày khá đều. Vào ngày ra kinh thứ 5 khi máu không còn nhiều, em và...
11:05 - Tư vấn
Em có quan hệ với bạn gái. Sau quan hệ cậu nhỏ vào thì em đau và ra máu, sau đấy em có đi vệ sinh...
18:02 - Tư vấn
Em có đi cắt tóc thì bị ngứa chân nên chân em đã cọ xát vào đầu thanh gác ở tiêm cắt tóc,
14:05 - Tư vấn
Sau li hôn em có gặp một người và em cảm nhận được đó là tình yêu true love...
11:35 - Tâm sự
Em đang dùng thuốc tránh thai 28 ngày nhưng lúc bắt đầu dùng thuốc em đã không theo chu kỳ kinh...
09:05 - Tư vấn
Chào bác sĩ, em mới quan hệ được 2 ngày. Sau đó âm đạo của em có nổi lên một cục thịt và ngứa...
18:05 - Tư vấn
Kỳ kinh của em là 31/10/2019 dương lịch. Có kinh từ ngày 31/10- 6/11/2019 hết kinh. Ngày 14/11...
19:35 - Tư vấn
Có lẽ vì em với bạn ấy cũng bị cận giống nhau mà nhìn không rõ, nên cũng có nhiều lần cả hai nhìn...
09:35 - Tư vấn
Tối hôm trước và hôm sau em uống ngừa thai khẩn cấp nhưng không đọc hướng dẫn. Em vẫn đang cho...
10:05 - Tư vấn