Để có sức khỏe tinh thần tốt vượt qua đại dịch

Lo sợ lây nhiễm virus, mất việc làm, bị cách ly xã hội... tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm thần cộng đồng hiện nay. Làm thế nào để có sức khỏe tinh thần tốt vượt qua đại dịch?

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Tỷ lệ gặp các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu, mất ngủ và nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần khác tăng lên và nặng hơn, tạo gánh nặng cho xã hội và gia đình bệnh nhân trong giai đoạn dịch COVID - 19 đang diễn biến ngày càng phức tạp trên thế giới.

Những bệnh nhân đã và đang điều trị các bệnh lý về tâm thần sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì điều trị vì những lý do như: bệnh viện bị giãn cách dẫn đến bệnh nhân không tiếp cận được với dịch vụ y tế, bệnh nhân e ngại ra ngoài vì sợ đến những nơi đông người sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh, do giãn cách xã hội, môi trường giao tiếp bị hạn chế, người bệnh bị cô lập là cơ hội để những bệnh lý tâm thần tái phát hoặc bùng phát.

Một yếu tố thúc đẩy những bệnh lý trầm cảm, lo âu nặng hơn hoặc làm cho tỷ lệ mắc tăng cao đó là vấn đề lo lắng về kinh tế. Tỷ lệ mất việc làm, giảm thu nhập trong giai đoạn dịch bệnh, đặc biệt với những ngành nghề dịch vụ như du lịch, nhà hàng ăn uống, khách sạn gần như tê liệt. Thu nhập không có hoặc giảm sút, tình trạng bệnh ngày càng phức tạp, chưa biết bao giờ chấm dứt, làm cho họ phải lo lắng cho tương lai của mình, hình dung ra một viễn cảnh u ám về tương lai. Đây cũng là một yếu tố dễ dẫn đến phát sinh, phát triển các rối loạn về tâm thần.
Để có được sức khỏe tinh thần tốt chống lại đại dịch
Những bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý tâm thần giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ của mình để đảm bảo được duy trì và theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe.

COVID 19, bí quyết sống khỏe, chăm sóc sức khỏe

Có lối sống lành mạnh: Chế độ ăn uống hợp lý; Không lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích; Tập luyện thể dục đều đặn hàng ngày, ít nhất là 30 phút.

Mỗi người có ý thức phòng dịch bệnh chung cho bản thân và cộng đồng bằng cách rửa tay, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách phù hợp, nhất là ở những vùng có nguy cơ cao. Khai báo y tế trung thực, tuân thủ nghiêm túc nếu có bị cách ly.

Chăm sóc bản thân, ngủ đủ giấc.

Chia sẻ, tìm sự giúp đỡ từ bạn bè gia đình, người thân. Duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với những người thân của mình, giữ liên lạc bằng cách gọi điện, nhắn tin, gọi video hoặc các phương tiện xã hội khác trong trường hợp bị cách ly.

Một điều bạn nên nhớ rằng việc cảm thấy hơi lo lắng, sợ hãi về tình huống dịch bệnh là chuyện bình thường. Hãy chia sẻ những điều bạn băn khoăn suy nghĩ với người mà bạn tin tưởng, điều đó có thể làm bạn bớt lo lắng khi được động viên từ người bạn chia sẻ.

Sức khỏe thể chất là rất quan trọng, trong giai đoạn này bạn thường xuyên theo dõi tình trạng những bệnh lý cơ thể của mình như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành... Giữ liên lạc với bác sĩ và khám bệnh lý này đều đặn, không bỏ thuốc điều trị.

Một điều cần lưu ý là bạn đừng dành quá nhiều thời gian để đọc các thông tin về sự bùng phát của dịch bệnh, bao nhiêu ca mắc, bao nhiêu ca bệnh nặng... vì điều này có thể làm bạn lo lắng hơn.

Tập trung vào những sở thích của bạn như đọc sách, viết, chơi các trò chơi như cá ngựa, chơi bài, nghe nhạc, xem phim...

Cuối cùng chúng ta nên nhớ rằng: khi một cánh cửa này khép lại thì một cánh cửa khác sẽ mở ra. Bạn cảm thấy hạnh phúc không phải vì những điều quanh mình đều tốt mà vì bạn có thể nhìn thấy những mặt tốt của những điều đó. Hãy suy nghĩ tích cực!

Sức khỏe & Đời sống
trẻ bị lồng ruột, lồng ruột ở trẻ em, trẻ đau bụng, cua so tinh yeu
Trẻ có biểu hiện đau bụng cơn, biểu hiện bằng cơn khóc thét xuất hiện đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn...
huyết trắng, sinh lý, bệnh lý, phân biệt, viêm nhiễm
Các bạn gái thường xuyên có dịch ở vùng kín đó là do huyết trắng. Nhưng làm thế nào để phân biệt...
Bác sĩ nam khoa,Trung tâm nam học, Bệnh viện Việt Đức, đau tinh hoàn, Viêm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, chẩn đoán nhầm, quan hệ tình dục, dương vật, cậu nhỏ, cua so tinh yeu
Do kiến thức về nam khoa của người dân còn hạn chế nên có những dấu hiệu rất thường gặp trong...
Nếu bạn muốn mình khỏe mạnh, đủ minh mẫn vào sáng ngày hôm sau thì bạn tuyệt đối nên không nên...
Nhiễm khuẩn chlamydia ở người phụ nữ thường không có dấu hiệu rõ ràng và khi phát hiện thì bệnh...
Ráy tai có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào bên trong. Tuy...
kích thước cậu nhỏ, kích thước nhỏ, dương vật nhỏ
Nguyên nhân gì dẫn đến hiện tượng này vậy?
Chính nỗi ám ảnh này mới là nguyên nhân chính khiến nhiều phụ nữ rơi vào cảnh chăn gối nguội lạnh...
Khỏe mạnh, bí quyết khỏe mạnh, chăm sóc sức khỏe, thói quen có lợi,bí quyết sống khỏe
Những bí quyết giúp khỏe mạnh đơn giản sau đây sẽ đảm bảo năm 2015 của bạn là khoảng thời gian...
Sử dụng phytoestrogen - những hợp chất oestrogen trong thực vật, phổ biến là đậu nành cho phụ nữ...
Nội dung khác
thuốc tăng cân, thảo dược, thai 5 tuần, hormone nội tiết, corticoid, hóa chất, chất độc, cuasotinhyeu
Hiện tại, em uống thuốc tăng cân Cenly được 1 tháng thì tăng được 8kg. Khi uống xong 1 hộp thì...
17:05 - Tư vấn
sau sinh, kinh nguyệt, ảnh hưởng, nội tiết tố, ra máu, bất thường
m sinh mổ do bé khá to tới hôm nay là được 1 tháng 27 ngày, vì em gặp khó khăn ở việc cho bé bú...
07:05 - Tư vấn
Xuất hiện kinh nguyệt sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp...
Em và người yêu em có quan hệ không dùng bao và xuất ngoài. Sau qua hệ em cho người yêu em uống...
08:05 - Tư vấn
mâu thuẫn, tổn thương, hạnh phúc, thay đổi, khó khăn, suy nghĩ, ly dị, cửa sổ tình yêu
Mẫu thuẫn ngày càng lên cao khi các bữa cơm nhà vợ em không về, cô ấy lấy nhiều ký do khác nhau (...
15:02 - Tư vấn
ung thư vú, cục cứng, bệnh lý lành tính, viêm tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú, cuasotinhyeu
Em năm nay 27 tuổi hiện có hai bé. Bé thứ 2 nhà em được 6 tháng tuổi chưa mọc răng nhưng hay dựt...
09:02 - Tư vấn
Nạo sinh thiết nội mạc tử cung là gì? Có đau không?
Nạo sinh thiết buồng tử cung là một phương pháp kiểm tra cận lâm sàng để lấy được mẫu vật, chính...
09:05 - Kiến thức
Quan hệ "xuất ngoài" khi cho con bú có thể có thai không?
Sau khi sinh con được khoảng 1 tháng thì kinh nguyệt đã xuất hiện quay trở lại. Hiện em vẫn đang...
10:05 - Tư vấn
quan hệ, khó chịu trong người, buồn nôn, táo bón, đau lưng, đau bụng dưới, chu kỳ kinh, khả năng có thai, cuasotinhyeu
Sáng ngày 20 tháng 8 em cứ bị ê ê bụng dưới. Đến 3 giờ chiều thì em thấy vệt máu ở quần chip. Đến...
16:05 - Tư vấn
vú, sự thay đổi vú bình thường, cấu trúc vú, sự phát triển tuyến vú, quầng vú, núm vú
Về mặt giải phẫu, vú thật sự là hai cấu trúc có hình dạng như một cái ụ mỡ bắt đầu phát triển ở...
20:05 - Kiến thức