Bệnh Sa Tử Cung, 7 thắc mắc chị em cần biết

Sa tử cung là một căn bệnh mang đến nhiều nỗi băn khoăn cho các chị em phụ nữ, đặc biệt là những bà mẹ sau sinh. Nếu không phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị đúng, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này để có thể nhận biết và xử lý đúng, hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra.

1. Bệnh Sa tử cung là gì?

 

Sa tử cung là hiện tượng xảy ra khi tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí ra ngoài âm đạo do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra, không thể nâng đỡ tử cung. Có thể chia bệnh thành 3 cấp độ như sau:


Cấp độ 1: Cấp độ nhẹ nhất. Lúc này, tuy tử cung sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo


Cấp độ 2: Tử cung bị đã tụt xuống ngoài cửa âm đạo và có thể nhìn thấy khi làm việc năng hoặc hoạt động nhiều


Cấp độ 3: Toàn bộ tử cung bị tụt xuống ra ngoài âm đạo, có thể nhìn thấy bằng mắt dạ con màu hồng, to bằng quả trừng gà. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất khi tử cung rất có khả năng sẽ bị viêm nhiễm và phải cắt bỏ do tử cung không có khả năng tự co lên.

 

2. Đối tượng nào có thể mắc bệnh?

 

Đây là một căn bệnh có thể bắt gặp ở bất cứ người phụ nữ nào, tuy nhiên căn bệnh này thường xảy ra ở những đối tượng sau:


Phụ nữ sau sinh, đặc biệt đối với những người sinh con bằng đường âm đạo, thai nhi lớn hoặc thời gian chuyển dạ quá nhiều


Phụ nữ vận động, mang vác nặng sau khi sinh mà không kiêng cữ. Điều này khiến đáy bụng phải co bóp quá nhiều, gây ra tổn thương và dẫn tới sa tử cung.


Phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ đã lớn tuổi


Bên cạnh đó, những hiện tượng sau có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh khi mang thai ở người phụ nữ:


Thai đôi hoặc đa thai


Thai phụ tuổi cao


Thai nhi quá lớn


Thai phụ mang thai nhiều lần


Khó sinh dẫn đến co thắt tử cung quá dài


Nhau thai có dấu hiệu bất thường


Thực hiện phẫu thuật tử cung

 

3. Triệu chứng bệnh Sa tử cung


Tùy thuộc vào cấp độ bệnh, triệu chứng xuất hiện ở mỗi người sẽ có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên đối với bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh rất khó có thể phát hiện các dấu hiệu bệnh do những biểu hiện này không rõ ràng cũng như không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, triệu chứng ở từng cấp độ như sau:


Cấp độ 1: Cấp độ này bệnh nhân thường có dấu hiệu nặng bụng vào trước kỳ kinh, đau bụng dưới có dấu hiệu đau lưng khi đứng lâu hoặc lao động nặng, muốn đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu không nhiều.


Bệnh Sa Tử Cung, 7 thắc mắc, cửa sổ tình yêu. 

Đau bụng nặng vào kỳ kinh - dấu hiệu sa tử cung cấp độ 1


Cấp độ 2: Các triệu chứng trở nên nặng nề hơn: đại tiện đau đớn, khó khăn; khí hư có màu trắng loãng hoặc có nhầy; âm đạo có máu chảy bất thường,…Đặc biệt, khi quan hệ, người phụ nữ sẽ có cảm giác phần tử cung xệ xuống ngoài miệng âm đạo.


Cấp độ 3: Ở mức độ này sẽ đưa đến những biểu hiện nặng nề và rất nguy hiểm: tử cung xuất hiện tình trạng phù, sưng loét, mưng mủ, thậm chí chảy dịch màu vàng. Khi bệnh nặng hơn người bệnh có thể bị sốt cao, táo bón và nhiều triệu chứng khác.


Khi những người bệnh gặp phải các triệu chứng kể trên, họ thường dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh khác như u nang buồng trứng hay nhân xơ tử cung. Vì vậy để điều trị kịp thời và hiệu quả, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất.

 

4. Nguyên nhân của sa tử cung


Sa tử cung là một căn bệnh đến nay vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân chính. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta có thể nhận thấy những nguyên nhân cơ bản sau đây:


Thai phụ bị chấn thương cơ đáy xương chậu, các mô nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung trong khi sinh, đặc biệt khi sinh con quá to hoặc thời gian chuyển dạ lâu.


Thai phụ lao động nặng sau khi sinh bởi lúc này tử cung chưa thể co lại hoàn toàn sau khi sinh và các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung cũng chưa phục hồi. Việc lao động quá sức khiến những bộ phận này bị tổn thương và khiến tử cung bị sa xuống.


Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng có thể gây ra bệnh: tử cung 2 buồng, cổ và eo tử cung có độ dài không bình thường,…


Phụ nữ bị táo bón hoặc khó khăn về đại tiện sau sinh, khiến áp lực trong ổ bụng tăng và dẫn đến bệnh.


Can thiệp y khoa trong khi sinh cũng là một nguyên nhân của bệnh: nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay hoặc dùng thuốc oxytocin.

 

5. Sa tử cung có nguy hiểm không?


Có rất nhiều người phụ nữ lo lắng và bất an khi mắc phải hiện tượng bệnh này. Theo nguyên tắc, nếu được phát hiện và xử lý kịp thời, người bệnh sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn. Tuy nhiên các bạn cũng nên cảnh giác với một số biến chứng nguy hiểm của bệnh như:


5.1 Loét âm đạo


Biến chứng này sẽ xảy ra khi người bệnh mắc bệnh ở mức độ cao nhất. Lúc này, tử cung sa xuống kéo theo một phần của lớp lót âm đạo nhô ra bên ngoài âm đạo và gây ra cọ xát với quần. Điều này có thể gây ra tình trạng lở loét âm đạo và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.


5.2. Sa cơ quan khác vùng chậu


Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ có thể gặp phải tình trạng sa các cơ quan khác ở vùng chậu, bao gồm trực trạng và bàng quan. Tình trạng sa các cơ quan vùng chậu có thể gây ra khó khăn trong việc bài tiết của người bệnh và nặng hơn là tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

 

6. Điều trị sa tử cung như thế nào?


Sau khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, dựa vào mức độ bệnh, độ tuổi, tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng như những vấn đề khác, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất dành cho bạn:


6.1. Trường hợp bệnh nhẹ


Đối với những bệnh nhân có mức độ nhẹ, những dấu hiệu bệnh không gây quá nhiều ảnh hướng đến sinh hoạt thì điều trị không phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất. Đây cũng là một phương pháp điều trị thích hợp với những người bệnh lớn tuổi hoặc sức khỏe kém không thể phẫu thuật.


Chú trọng nghỉ ngơi, không hoạt động quá sức và luôn giữ tinh thần thoải mái.


Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống cân bằng, không ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân béo phì và tăng cường chất xơ nhằm chống táo bón.


Thực hiện các bài tập giúp nâng tử cung, trong đó phổ biến nhất là bài tập Kegel giúp tăng độ dẻo dai, khiến cơ quan sinh dục khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa bệnh rất tốt.


6.2. Trường hợp sa tử cung nặng


Áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ nhằm giúp các cơ và dây chằng khỏe hơn.


Cố định tử cung ở đúng vị trí bằng phương pháp dùng vòng tròn nhỏ hỗ trợ âm đạo.


Nếu xuất hiện tình trạng tử cung viêm loét và gây ra các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung một phần hoặc toàn phần.

 

7. Phòng chống như thế nào là hiệu quả?


Sa tử cung tuy là một căn bệnh thường gặp nhưng cũng có thể dễ dàng ngăn ngừa nếu có phương pháp đúng cách. Sau đây là những cách phòng chống bệnh cực kì hiệu quả mà các bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.


7.1. Chế độ nghỉ ngơi sau sinh hợp lý


Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh đó là tổn thương các cơ và dây chằng hỗ trợ tử cung. Vì vậy để ngăn ngừa điều này, thai phụ sau khi sinh cần thực hiện những lưu ý sau:


Tuyệt đối không được xuống giường vận động mạnh hoặc lao động quá sức ngay khi sau sinh, phải đảm bảo việc giữ gìn sức khỏe sau khi sinh.
Sau khi đã phục hồi sức khỏe, không nên nằm trên giường quá nhiều mà nên vận động nhẹ nhàng, hạn chế tình trạng táo bón sau sinh.

Bệnh Sa Tử Cung, 7 thắc mắc, cửa sổ tình yêu. 

Bà bầu nên vận động nhẹ nhàng để phòng tránh bệnh


Nếu gặp khó khăn khi đại tiện, không nên dùng sức rặn. Sản phụ nên có chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước hoặc ăn các món ăn giúp nhuận tràng.


Chú ý giữ ấm cho sản phụ, đề phòng cảm ho.


7.2. Thực hiện các bài tập phù hợp


Đối với những người phụ nữ sau sinh, các bài tập tăng cường co bóp cơ hông và cơ hậu môn là rất cần thiết. Bởi những bài tập này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe người mẹ mà còn ngăn ngừa sa hậu môn rất hiệu quả. Trong đó bài tập Kegel là một bài tập chữa phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho các chị em phụ nữ:


Có thể thực hiện bài tập khi ngồi trên ghế hoặc nằm dưới sàn. Thả lòng vùng cơ phần mông và bụng, duỗi thẳng lưng, hai cánh tay đặt song song đồng thời hai đầu gối co lên.


Bắt đầu bài tập bằng cách thít chặt cơ sàn chậu và nâng hông lên trong vòng 2- 5 giây


Sau khi thít chặt cơ, thả lỏng 10 giây nhằm giúp các cơ có thể thư giãn, sau đó lặp lại động tác thít chặt.


Lặp lại các động tác 10 lần.


Bạn có thể tăng số giây sau khi đã quen với bài tập.


Sa tử cung là một căn bệnh đưa lại nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt của người phụ nữ, đặc biệt là những thai phụ sau sinh. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu hơn về hiện tượng sa tử cung và có thể phát hiện, chữa trị hiệu quả khi gặp phải.

 

Theo Sức khỏe đời sống
hô hấp, nước muối sinh lý, cua so tinh yeu
Không ít phụ huynh hễ con có vấn đề đường hô hấp là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, các chuyên...
8% những người đàn ông trong độ tuổi 20 và 11% trong độ tuổi 30 thừa nhận gặp vấn đề với vấn đề...
Thai kỳ là khoảng thời gian hạnh phúc tuy nhiên cũng không mấy dễ chịu vì những thay đổi của cơ...
Thuốc Jatenzo, suy sinh dục, giảm nồng độ testosteron, cua so tinh yeu
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vừa phê duyệt Jatenzo (testosterone undecanoate),...
tuổi mãn kinh, cua so tinh yeu
Phụ nữ cần phải làm gì để tuổi mãn kinh diễn ra êm ả và cân bằng về tâm sinh lý?
 bệnh lây truyền , lây truyền , qua đường tình dục , viêm cổ tử cung , Biến chứng nguy hiểm , vô sinh , sức khỏe , bệnh STDs , tình dục , quan hệ tình dục
Loại vi khuẩn này đã tồn tại từ rất lâu, nhưng đến nay mới được "chứng nhận" là bệnh lan truyền...
Theo một nghiên cứu mới đây ở Ghana, Australila và New Zealand, tư thế nằm ngủ của thai phụ có...
Sức khỏe, quan hệ tình dục, lên đỉnh, mang thai, cua so tinh yeu
Đôi khi thời kỳ mang thai mới là lúc mà phụ nữ đạt được cực khoái cao nhất mà bạn không hề hay...
Nghiên cứu đầu tiên về hội chứng viêm hiếm gặp ở trẻ sau nhiễm SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu từ Hệ thống Y tế Mount Sinai (New York, Mỹ) vừa báo cáo kết quả nghiên cứu...
Các nhà khoa học Mexico tuyên bố đã phát hiện ra một độc tốc giúp cải thiện khả năng miễn dịch...
Nội dung khác
bắt đầu, có thai, thủy đậu, kê đơn, kháng sinh, phát hiện, uống thuốc, phôi thai, ảnh hưởng, cuasotinhyeu
Cho em hỏi chương trình liệu uống thuốc kháng sinh trong khi mới bắt đầu có bầu như vậy có ảnh...
20:02 - Tư vấn
cửa sổ tình yêu, người yêu, chấm dứt, chia tay, quên đi, đau đớn, kết thúc.
Em cũng muốn quên đi vì người ta hết thương mình rồi; nhưng em không thể nào quên được. Em hay...
13:05 - Tư vấn
yêu xa, nhắn tin, chủ động, liên lạc, chia tay, lấp chỗ trống, lo bạn trai còn vấn vương chuyện cũ
Sau một thời gian thì bạn ấy có mở lời nói muốn thay đổi, muốn bước vào 1 mối quan hệ mới và muốn...
16:05 - Tâm sự
Nên làm gì khi ổ áp xe tiêm phòng lao của trẻ vỡ ra!!!
Bé nhà cháu sau khi tiêm phòng lao được khoảng 4 tháng thì bị sưng tấy lên. Cháu cho bé đi khám ở...
16:05 - Tư vấn
biện pháp tránh thai, vòng tránh thai, hiệu quả, mang thai,
Em vừa hết kinh nguyệt 5 ngày, hôm nay em đi đặt vòng nhưng hôm trước 2 vợ chồng có quan hệ. Cho...
14:05 - Tư vấn
Chưa từng trễ kinh nhưng lại có túi ối trong tử cung???
Từ trước tới giờ em chưa từng bị trễ kinh ngày nào, chu kỳ kinh của em thường bắt đầu vào ngày 20...
17:05 - Tư vấn
vô tâm, đánh mất, hết tình, chỉ còn nghĩa, chán yêu
Em có bạn gái bẳng tuổi, chúng em yêu nhau hơn 5 năm rồi. Bạn gái của em tốt tính lắm, lúc nào...
13:05 - Tâm sự
kinh nguyệt, rối loạn, thụ thai, sản phụ khoa, cuasotinhyeu
Hiện tại khí hậu bên Nhật khá lạnh rồi không biết có phải vì em đi đường xa từ Việt Nam qua nữa...
20:02 - Tư vấn
tình dục nữ, kinh nguyệt, ra máu, thăm khám, cuasotinhyeu
Lần thứ 3 lần này làm em đã cảm thấy đau rát tiếp nhưng em vẫn cố gắng để cho bạn trai làm luôn...
18:02 - Tư vấn