Cholesterol và sức khỏe tim mạch của phụ nữ

Cholesterol ở nữ là loại chất béo cần thiết đối với sự phát triển của các tế bào trong cơ thể, giúp sản sinh ra các loại hormone, axit mật và vitamin D. Tuy nhiên, dư thừa cholesterol lại là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch ở phụ nữ.

1. Cholesterol là gì?


Cholesterol là một chất béo, giống như sáp. Cơ thể chúng ta sử dụng cholesterol làm nguyên liệu để tạo ra lớp vỏ bên ngoài của các tế bào. Cholesterol ở nữ còn đóng vai trò quan trọng để sản xuất ra một số loại hormone, bao gồm estrogen và testosterone. Cholesterol cũng tham gia vào quá trình tạo ra vitamin D và axit mật, giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Thế nhưng quá nhiều cholesterol lại là tình trạng không tốt đối với cơ thể nữ giới, có thể dẫn đến hàng loạt bệnh lý khác nhau, nhất là bệnh tim mạch ở phụ nữ.

 

2. Nguồn gốc của cholesterol


Gan là nơi sản xuất ra hầu hết các loại cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, một lượng nhỏ có thể đến từ thực phẩm hàng ngày, chẳng hạn như thịt và các sản phẩm từ sữa. Chất béo có trong các loại thực phẩm này được chuyển hóa thành triglyceride. Triglyceride di chuyển theo dòng máu và được tích trữ trong các tế bào mỡ, đóng vai trò như nguồn năng lượng dư thừa trong cơ thể. Bên cạnh nguồn chất béo, cơ thể cũng chuyển hóa thành phần đường có trong trái cây và thực phẩm có đường thành triglyceride.

 

Cholesterol và sức khỏe tim mạch của phụ nữ

 

3. Thế nào là cholesterol tốt và cholesterol xấu đối với sức khỏe phụ nữ?


Cholesterol ở nữ cùng với protein và triglyceride tham gia vào quá trình tổng hợp nên một chất gọi là lipoprotein. Có hai loại lipoprotein chính:

 

LDL - Cholesterol: (Low-density Lipoprotein - Lipoprotein tỷ trọng thấp): Đây là loại lipoprotein có nhiệm vụ mang cholesterol đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu có quá nhiều LDL, chúng sẽ có xu hướng tích tụ lại trên thành mạch máu. LDL thường được gọi là cholesterol xấu.


HDL - Cholesterol: (High-density Lipoprotein - Lipoprotein tỷ trọng cao): Đây là loại lipoprotein có vai trò thu gom cholesterol trong máu và đưa chúng trở lại gan. Gan sau đó sẽ phân hủy cholesterol thành các cơ chất đơn giản để thải ra khỏi cơ thể. HDL còn được gọi là cholesterol tốt.


Cholesterol và sức khỏe tim mạch của phụ nữ


HDL thường gọi là ”cholesterol tốt”, trong khi đó LDL được xem là “cholesterol xấu”


4. Cách xác định mức cholesterol ở nữ


Để đo mức cholesterol, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết mức cholesterol của bạn đang nằm ở đâu so với giới hạn bình thường của người khỏe mạnh. Khi phân tích thành phần lipoprotein, bác sĩ sẽ đo được lượng cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và cả triglyceride. Kết hợp tất cả các chỉ số trên, bác sĩ sẽ ra quyết định tốt nhất đối với mục tiêu điều trị bệnh rối loạn mỡ máu. Mức cholesterol lý tưởng sẽ dao động tùy theo độ tuổi và giới tính:

 

5. Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?


Rối loạn mỡ máu, còn gọi là rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ hay mỡ máu cao, là tình trạng xảy ra khi mức cholesterol hoặc triglyceride trong cơ thể trở nên bất thường (vượt quá giới hạn bình thường). Nguyên nhân gây ra rối loạn lipid máu phổ biến là khi lượng LDL cholesterol và triglyceride tăng lên quá cao trong khi mức HDL cholesterol giảm xuống quá thấp. Rối loạn mỡ máu do nguyên nhân này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ.

 

6. Tại sao LDL cholesterol tăng cao dẫn đến bệnh tim mạch

 

Cholesterol và sức khỏe tim mạch của phụ nữ


Khi lượng LDL cholesterol ở nữ tăng cao, chúng sẽ tích tụ trong thành mạch máu. Đồng thời, nếu HDL tụt xuống thấp, khả năng loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi máu sẽ bị hạn chế. LDL tích tụ trong thành mạch máu sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến sự tích tụ mảng bám. Mảng bám này có thể gây xơ cứng và thu hẹp lòng mạch máu, tình trạng này gọi là xơ vữa động mạch.

 

Theo thời gian, mảng xơ vữa động mạch có khả năng tạo thành cục máu đông, gây thu hẹp hoặc ngăn chặn dòng chảy của máu trong lòng động mạch. Nếu điều này xảy ra ở một động mạch trong tim thì sẽ gây ra nhồi máu cơ tim. Nếu cục máu đông gây tắc mạch xảy ra ở một động mạch trong não sẽ dẫn đến đột quỵ. Cả hai tình trạng này đều rất nguy kịch, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

 

7. Các yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến bệnh tim mạch


Ngoài cholesterol cao, các yếu tố nguy cơ sau đây cũng có khả năng gây ra bệnh tim mạch:

 

Tuổi tác


Tiền sử gia đình đã từng mắc bệnh tim mạch


Giới tính nam


Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia


Thiếu các hoạt động thể chất


Béo phì, thừa cân


Chế độ ăn uống kém


Có kèm theo các bệnh lý liên quan, như đái tháo đường và tăng huyết áp.


Cholesterol và sức khỏe tim mạch của phụ nữ


Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch bạn có thể chủ động thay đổi được


Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch chỉ có ở phụ nữ:

 

Hội chứng buồng trứng đa nang


Tăng huyết áp thai kỳ


Tiểu đường thai kỳ


Đối với phụ nữ không có yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch kể trên, nên đo mức cholesterol mỗi 5 năm, bắt đầu từ độ tuổi 45. Trường hợp phụ nữ đang có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thì cần phải sớm bắt đầu làm xét nghiệm mức cholesterol định kỳ.

 

8. Cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch


8.1. Thay đổi lối sống

 

Những biện pháp sau đây có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà chưa cần phải dùng đến thuốc:

 

Xây dựng chế độ ăn uống có lợi cho tim: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, đậu và các loại sữa ít béo. Thực phẩm chính nên bao gồm cá và gia cầm. Hạn chế thịt đỏ, đồ uống có đường và muối ăn. Ăn nhạt là một cách để giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch liên quan.


Tập thể dục: Đây là phương pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe trái tim và tăng cường lưu thông máu. Hơn nữa, tập thể dục còn giúp tăng mức HDL và giảm huyết áp.


Giảm cân: Những người thừa cân và béo phì rất dễ mắc các bệnh tim mạch.


Bỏ thuốc lá. Hút thuốc khiến cho mạch máu nhanh chóng bị xơ vữa. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với bệnh tim, làm giảm HDL và tăng triglyceride trong máu. Ngoài ra, hút thuốc lá còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp.


8.2. Dùng thuốc điều trị


Statin là nhóm thuốc được sử dụng để ức chế sản xuất cholesterol ở gan. Nhóm thuốc statin ngoài tác dụng làm giảm LDL, còn giúp giảm triglycerides và tăng HDL, từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

 

Các thuốc thuộc nhóm statin đang được sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh lý tim mạch liên quan đến kiểm soát mỡ máu.

Theo Vinmec
bbệnh người béo, ung thư, ung thư buồng trứng, cua so tinh yeu
Nguy cơ ung thư buồng trứng tăng theo tuổi. Theo các chuyên gia từ Trung tâm ung thư Fox Chase ở...
Sau hơn 3 năm không có ca bệnh, thời gian qua có thời điểm mỗi ngày BV Nhi Đồng 1, TP.HCM tiếp...
u nang buồng trứng, xoắn u nang, cua so tinh yeu
U nang buồng trứng là loại khối u thường gặp nhất, chiếm gần 4% các bệnh phụ khoa. Bệnh phát...
yếu tố, lên đỉnh , hoan lạc , Yếu tố cản trở , nàng lên đỉnh , cản trở
Dù đã tiếp cận nhiều lời khuyên nhủ từ các kiến thức tình dục và chuẩn bị sẵn tâm lý cho một...
Ép con ăn quá no, bắt con học bài khi bé ốm hay ít nói chuyện với con là một trong những cách...
bệnh lây truyền, qua đường tình dục, bệnh tình dục, sức khỏe tình dục, Bệnh phòng the
Không ai muốn nghe nói về chúng, nhưng đây là sự thật: Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thực sự...
Lâm hơi đẩy cô gái bán dâm ra xa khi nghe cô thủ thỉ trong căn phòng mờ tối "Anh đeo bao vào đi,...
bệnh tình dục, virut lây truyền qua đường tình dục, mụn cóc sinh dục, hpv, sùi mào gà, bệnh rận mu, bệnh lâu, giang mai, nấm Chlamydia, Virus Herpes 1,Virus Herpes 2, Viêm gan B, hiv, hạ cam
Dưới đây là những hình ảnh cơ thể bị phá nát kinh hoàng do virus lây truyền qua đường tình dục...
Những thói quen, gây hại tinh hoàn, cửa sổ tình yêu.
Lối sống hiện đại (ít vận động, thiếu tập thể dục, công việc ngồi bàn giấy nhiều và tăng sự phụ...
 sữa mẹ, nuôi con bằng sữa mẹ, cho con bú, cua so tinh yeu
Sữa mẹ chứa hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ, các kháng thể dồi dào, đặc biệt là khả năng biến đổi kì...
Nội dung khác
cửa sổ tình yêu, người yêu cũ, cùng tên, bằng tuổi, thế thân, thay thế, chấp nhận, nói chuyện.
Anh nói anh lớn hơn em một tuổi, chưa từng quen ai ngoài em cả. Nhưng đến một ngày em phát hiện...
15:02 - Tư vấn
que cấy tránh thai, số lượng, nhiễm trùng vị trí, mang thai, cuasotinhyeu
sau khi sinh cháu thứ 2 thì tôi dùng biện pháp tránh thai là cấy que tránh thai. Tôi đã cấy được...
16:05 - Tư vấn
có thai, khám thai, polyp cổ tử cung, ra máu, tái khám, số lượng máu, kháng sinh, mang thai, ảnh hưởng, cuasotinhyeu
Em năm nay 25 tuổi, vừa có thai được 6 tuần. Khi đi khám thai thì bác sĩ phát hiện có polyp cổ tử...
11:05 - Tư vấn
hối hận, vô tâm, lạnh nhạt, giữ gìn tình yêu, thay đổi, hoàn thiện bản thân, cửa sổ tình yêu.
Giờ cô ấy đã rời xa em rồi, cô ấy không trả lời tin nhắn; nhưng vẫn nhận điện thoại. Khi nói...
09:35 - Tư vấn
Làm gì khi "cậu nhỏ" càng lớn càng "thâm đen"!!!
Em là nam, năm nay 24 tuổi. Em có một câu hỏi rất mong được bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên ạ....
16:35 - Tư vấn
yêu nhau, không ham muốn, không đòi hỏi, sợ yêu phải gay, băn khoăn
Những lần gặp nhau tụi em cũng chỉ đi ăn, đi uống nước rồi về. Nhiều lần em cũng ăn mặc rất sexy...
14:10 - Tư vấn
Nguyên nhân gây ra đau ngực và ngứa trước kỳ kinh?
Dạo này em tự nhiên thấy phần ngực hay bị đau và tự động ngứa với đỏ mỗi khi sắp tới kỳ kinh
10:05 - Tư vấn
Chỉ duy trì được 7 phút có được coi là yếu sinh lý không ?
Tôi năm nay 37 tuổi, đã có gia đình và hai con. Lúc mới cưới nhau thì vợ chồng tôi qh liên tục và...
14:05 - Tư vấn
có kinh, ra máu bất thường, đi khám, xét nghiệm, bình thường, cuasotinhyeu
Hai năm nay 5,6 tháng cháu mới có kinh một lần, khi có ra rất nhiều máu và kéo dài 2 - 3 tháng.
07:05 - Tư vấn