"Thổi bay" nấm men cho "cô bé" khỏe mạnh

Nhiễm trùng nấm men có thể làm phiền chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Cách đơn giản để trị nấm men chính là hiểu biết về nó.

 

Khi âm đạo của bạn bị mất cân bằng độ pH sẽ tạo nên nhiễm trùng âm đạo. Nhiễm nấm âm đạo rất phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là nấm men. Các triệu chứng của nhiễm nấm men bao gồm ngứa ngáy và nóng rát vùng kín. Mặc dù nhiễm nấm men âm đạo ít khi nghiêm trọng, nhưng nếu không điều trị tận gốc, các triệu chứng trên có thể tái phát gây khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục và thói quen sinh hoạt của chị em.

 

bệnh phụ khoa, nấm men,âm đạo, phụ nữ, ngứa

Ảnh minh họa

 

Hãy tìm hiểu về nấm men để có cách điều trị, phòng ngừa nó đúng cách nhé!

 

1. Chuẩn đoán bệnh nhiễm trùng nấm men âm đạo

 

 

Triệu chứng của nhiễm trùng nấm men

 

Để điều trị bệnh nhiễm trùng nấm men, trước tiên, hãy chắc chắn việc bạn có thực sự nhiễm bệnh hay không. Vì nhiễm trùng nấm men có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trichomonas nên việc xác nhận dấu hiệu bệnh cần hết sức lưu ý:

 

- Nhiễm trùng nấm men sẽ mang đến cảm giác ngứa, đau, rát và sự khó chịu cho âm đạo của bạn.

 

- Các triệu chứng đau rát càng rõ rệt hơn khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.

 

- Một số người, sẽ xuất hiện dịch âm đạo, dịch sẽ tiết nhiều hơn và dày (như phô mai), không mùi hoặc có mủ trắng.

 

Nguyên nhân tiềm năng gây bệnh

 

Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn khi xác định bệnh, có thể kết hợp thêm với các nguyên nhân tiềm năng dưới đây để chắc chắn việc mình có bị bệnh hay không?

 

- Thuốc kháng sinh: Nhiều phụ nữ bị nhiễm nấm men sau một đợt uống thuốc kháng sinh kéo dài. Điều này được lý giải là vì thuốc kháng sinh tiêu diệt một số vi khuẩn có lợi trong cơ thể, bao gồm cả vi khuẩn có thể tiêu diệt nấm men ở khu vực âm đạo. Chính vì thế, nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh và đang xuất hiện các dấu hiệu khó chịu ở âm đạo, có thể bạn đã bị nhiễm trùng nấm men.

 

- Chu kỳ kinh nguyệt của bạn: phụ nữ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng nấm men nhiều hơn trong khoảng thời gian trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt của mình.

 

- Thuốc tránh thai khẩn cấp: thuốc có thể gây ra sự thay đổi hormone trong cơ thể gây nhiễm trùng nấm men ở âm đạo.

 

- Bệnh mãn tính: nếu bạn đang bị các bệnh mãn tính gây suy giảm hệ miễn dịch như HIV hoặc bệnh tiểu đường, nó cũng có thể là thủ phạm khiến bạn bị nhiễm trùng nấm men.

 

- Lối sống không lành mạnh: thói quen ăn, ngủ không điều độ, căng thẳng kéo dài cũng có thể khiến bạn bị nhiễm trùng nấm men.

 

Khám phụ khoa

 

Một số phụ nữ thường xuyên bị nhiễm trùng nấm men và họ có thể dễ dàng phát hiện cũng như cách điều trị chúng. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ bị nhiễm trùng nấm men hoặc không chắc chắn về tình trạng bệnh, bạn cần đi khám phụ khoa. Các bác sỹ sản khoa sẽ khám âm đạo của bạn, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy mẫu chất lỏng bên trong âm đạo của bạn để xét nghiệm hoặc soi dưới kính hiển vi. Kết quả sẽ có ngay sau ít phút.

 

2. Tìm hiểu các phương pháp điều trị nấm men

 

Điều trị đường uống (theo toa yêu cầu)

 

Bác sĩ có thể kê cho bạn liều thuốc một viên có tác dụng kháng nấm fluconazole (Diflucan), được dùng bằng đường uống. Đây là cách chữa nhanh nhất và hiệu quả nhất cho bệnh nhiễm trùng nấm men.

 

Nếu các triệu chứng bệnh của bạn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức để xác định xem đây có phải là lựa chọn điều trị phù hợp với bạn không? Bạn chỉ nên điều trị theo đường uống nếu được các bác sỹ chỉ định.

 

Điều trị tại chỗ

 

Phương pháp điều trị tại chỗ là cách điều trị phổ biến. Bạn có thể tự ra hiệu thuốc mua thuốc hoặc mua theo đơn bác sỹ kê. Chúng bao gồm: các loại kem kháng nấm, thuốc mỡ và thuốc đặt âm đạo. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và làm chính xác theo đó. Với phương pháp này, sẽ mất ít nhất 1 đến 3 ngày để bệnh chuyển biến.

 

Những loại thuốc bôi thông thường trị nấm men là: clotrimazole (Mycelex), butoconazole (Gynezol hoặc Fernstat), miconazole nitrate (Monistat), và tioconazole (Vagistat-1).

 

Tuy nhiên, nếu bạn tự ý mua thuốc về bôi mà sau 48h cảm thấy không đỡ thì cần đến bác sỹ ngay lập tức.

 

3. Hỗ trợ điều trị nấm men bằng phương pháp tự nhiên

 

Mua dụng cũ kiểm tra độ pH tại nhà

 

Giống như việc phát hiện mang thai, bạn cũng có thể đo độ pH âm đạo bằng các dụng cụ ngay tại nhà. Độ pH bình thường của âm đạo là khoảng 4 độ, hơi có tính axit.

 

- Nếu dụng cụ đo độ pH báo cao hơn, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sỹ vì đó không phải là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm men mà là bệnh khác nguy hiểm hơn.

 

- Nếu độ pH của bạn dưới 4 độ, có thể bạn đã bị nhiễm trùng nấm men. Tuy nhiên, để chuẩn đoán và điều trị chính xác, tốt nhất bạn vẫn nên đi khám bác sỹ.

 

Chăm ăn sữa chua

 

Sữa chua chứa các lợi khuẩn (lactobacillus acidophilus) giúp khôi phục lại lượng vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột và thậm chí cả âm đạo của bạn. Bạn có thể ăn sữa chua hoặc sử dụng sữa chua không đường như một thuốc điều trị tại chỗ (khoảng một hoặc hai muỗng là đủ). Không sử dụng sữa chua có đường hay hương liệu khác vì đường sẽ giúp nấm men phát triển nhanh hơn. Đó không phải là điều tốt cho cơ thể bạn lúc này.

 

Uống nước ép nam việt quất không đường

 

Quả nam việt quất có thể điều trị và ngăn ngừa cả nhiễm nấm men và nhiễm trùng đường tiểu. Bạn hãy dùng trái việt quất tươi ép thành nước hoặc mua nước trái cây nam việt quất không có thêm đường để uống trong thời gian điều trị nhiễm trùng nấm men.

 

Ăn tỏi sống và thêm tỏi khi chế biến món ăn

 

Tỏi có đặc tính kháng nấm mạnh, nó có thể giết chết nấm men khi tiếp xúc. Chính vì vậy, khi bị nhiễm nấm men, hãy thêm tỏi vào nước chấm để ăn sống hoặc nấu thêm cùng món ăn của bạn để hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn cũng có thể ép lấy nước ép tỏi thoa vào "vùng kín". Hoặc giã nát tỏi bọc vào miếng vải sạch và đặt nó vào âm đạo, để qua đêm để làm sạch nấm men.

 

4. Biện pháp phòng ngừa nấm men

 

"Vùng kín" phải luôn khô thoáng

 

Nấm men sẽ tăng trưởng mạnh trong môi trường ấm áp và ẩm ướt. Vì vậy, hãy chắc chắn "vùng kín" của bạn luôn khô thoáng để phòng ngừa nấm men.

 

- Bạn nên dùng quần lót được làm từ chất liệu cotton thấm mồ hôi thay vì các chất liệu ren, nilon.

 

- Sau khi đi vệ sinh nên dùng giấy vệ sinh thấm khô "vùng kín" từ trước ra sau.

 

- Nếu bạn có cơ địa nhiều mồ hôi hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nên thay quần "chip" thường xuyên để "vùng kín" luôn khô thoáng.

 

- Tránh xa những chiếc quần jeans hoặc quần bó sát vì chúng có thể tăng nhiệt độ và độ ẩm ở khu vực "tam giác" của bạn.

 

- Trong chu kỳ kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh sau 4 đến 6 tiếng một lần.

Cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn của bạn

 

Đường trong sô cô la, kẹo, và thậm chí cả nước trái cây cũng có thể gây ra đột biến lượng đường trong máu, thúc đẩy sự phát triển của nấm men. Nếu bạn đang bị nhiễm trùng nấm men hoặc thường xuyên gặp vấn đề này, bạn nên xem xét đến việc cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn của bạn.

 

bệnh phụ khoa, nấm men,âm đạo, phụ nữ, ngứa

Ảnh minh họa

 

Caffeine có thể làm trầm trọng thêm tác động của đường bằng cách tăng lượng đường đột biến trong máu của bạn. Chính vì thế, ngoài việc giảm lượng đường bạn cũng nên bỏ qua caffeine nhé!

Cẩn trọng khi uống thuốc kháng sinh

 

Thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt một lượng vi khuẩn tốt trong cơ thể của bạn và là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh nhiễm trùng nấm men. Nếu bạn cần phải uống thuốc kháng sinh, hãy ăn nhiều chế phẩm sinh học như sữa chua để khôi phục lại các vi khuẩn có lợi trong dạ dày, ruột, và khu vực âm đạo của bạn.

 

5. Những vấn đề bạn cần lưu ý

 

- Nếu bạn đang điều trị nấm men cần cẩn trọng khi sử dụng dầu bôi trơn và bao cao su vì thuốc có thể làm hỏng chúng. Đồng thời, khi viêm nhiễm nấm men, bạn có thể lây cho bạn tình, vì thế, tốt nhất nên kiêng quan hệ trong thời gian điều trị bệnh.

 

- Nếu bạn nhiễm nấm men giai đoạn đầu và được điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến mất sau một vài ngày điều trị. Nếu bệnh nặng và phức tạp hơn có thể mất thời gian điều trị lâu hơn. Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc cho bạn kéo dài đến hai tuần. Thậm chí, trong một số trường hợp còn phải uống thuốc lâu hơn thế.

 

- Nếu bạn bị hơn bốn lần bệnh nhiễm trùng nấm men trong một năm bạn cần đến gặp bác sĩ và làm các xét nghiệm, thăm khám chuyên sâu, vì điều này có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

 

- Phụ nữ mang thai không nên tự điều trị nhiễm trùng nấm men. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dung thuốc.

 

 

Theo Xinhxinh.com
hô hấp, nước muối sinh lý, cua so tinh yeu
Không ít phụ huynh hễ con có vấn đề đường hô hấp là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, các chuyên...
8% những người đàn ông trong độ tuổi 20 và 11% trong độ tuổi 30 thừa nhận gặp vấn đề với vấn đề...
Thai kỳ là khoảng thời gian hạnh phúc tuy nhiên cũng không mấy dễ chịu vì những thay đổi của cơ...
Thuốc Jatenzo, suy sinh dục, giảm nồng độ testosteron, cua so tinh yeu
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vừa phê duyệt Jatenzo (testosterone undecanoate),...
tuổi mãn kinh, cua so tinh yeu
Phụ nữ cần phải làm gì để tuổi mãn kinh diễn ra êm ả và cân bằng về tâm sinh lý?
 bệnh lây truyền , lây truyền , qua đường tình dục , viêm cổ tử cung , Biến chứng nguy hiểm , vô sinh , sức khỏe , bệnh STDs , tình dục , quan hệ tình dục
Loại vi khuẩn này đã tồn tại từ rất lâu, nhưng đến nay mới được "chứng nhận" là bệnh lan truyền...
Theo một nghiên cứu mới đây ở Ghana, Australila và New Zealand, tư thế nằm ngủ của thai phụ có...
Sức khỏe, quan hệ tình dục, lên đỉnh, mang thai, cua so tinh yeu
Đôi khi thời kỳ mang thai mới là lúc mà phụ nữ đạt được cực khoái cao nhất mà bạn không hề hay...
Nghiên cứu đầu tiên về hội chứng viêm hiếm gặp ở trẻ sau nhiễm SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu từ Hệ thống Y tế Mount Sinai (New York, Mỹ) vừa báo cáo kết quả nghiên cứu...
Các nhà khoa học Mexico tuyên bố đã phát hiện ra một độc tốc giúp cải thiện khả năng miễn dịch...
Nội dung khác
ghen tuông mù quáng, kiểm soát, địa ngục, tính cách, thay đổi, cửa sổ tình yêu.
Em thì không đi chơi tối hay bạn bè cafe bao giờ, nhưng anh ấy luôn muốn kiểm soát em mọi lúc mọi...
12:05 - Tâm sự
Ăn gì, uống gì khi mỡ máu và đường máu đều tăng cao!!!
Em vừa đi xét nghiệm tổng quát về, và có vài chỉ số tăng cao và giảm thấp, mong bác sĩ tư vấn...
11:05 - Tư vấn
chảy máu dv, sưng tấy, tiểu buốt, chức năng sinh sản, chăm sóc vùng kín, cuasotinhyeu
Cháu là nam giới năm nay cháu 20 tuổi. Do cháu th.d quá mạnh nên dẫn đến việc bị chảy máu bên...
17:02 - Tư vấn
Không bị đau tức ngực mỗi khi đến kỳ "đèn đỏ"???
Cháu năm nay đã 19 tuổi những ngực và đâu ti lại rất nhỏ, rất bé. Hơn nữa, mỗi lần đến kỳ kinh...
10:05 - Tư vấn
cục thịt, bên trong, không đau, không loét, dịch trắng đục, không mùi, viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu, sùi mào gà, lậu, cuasotinhyeu
Gần đây cháu phát hiện trong â.đ có 1 cục thịt không đau, không loét nhưng có 1 chút dịch mà...
17:05 - Tư vấn
trẻ 16 ngày tuổi, vùng kín, cục thịt, cửa â.đ, nụ sinh dục, màng trinh dư thừa, cơ quan sinh dục, vệ sinh, cuasotinhyeu
Bé nhà em được 16 ngày tuổi, lúc vệ sinh bé, em thấy có một cục thịt màu hồng nhạt to bằng hạt...
14:05 - Tư vấn
que cấy tránh thai, que cấy implanon, hiệu quả của que cấy, tác dụng phụ của que cấy, que cấy gây vô kinh, chống chỉ định của que cấy tránh thai, đối tượng sử dụng que cấy tránh thai
Que cấy là phương pháp tránh thai dùng một hay các que nhỏ như que diêm chứa hormone progesterone...
20:05 - Kiến thức
Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp sau sảy thai có gây ra nguy hiểm không ?
Tháng trước em có bị sảy thai. Sau sảy thai khoảng 2 tuần thì em có qhtd không an toàn. Mặc dù...
11:05 - Tư vấn
kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, phụ khoa, cuasotinhyeu
Em có hay ngủ muộn nên không biết vấn đề kinh nguyệt của em do thói quen sinh hoạt hay em có bị...
20:02 - Tư vấn