Bí quyết “xử lý” khi trẻ không biết nghe lời
Dưới đây là 8 gợi ý dành cho cha mẹ để đối phó với những đứa trẻ bướng bỉnh một cách dễ dàng.
1. Không bao giờ quát mắng trẻ. Quát mắng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, và sau này sẽ hình thành cảm giác không tự tin, sợ hãi và những nỗi ám ảnh về mặt tinh thần.
2. Nói chuyện với con. Hãy giải quyết những vấn đề của bạn một cách nhẹ nhàng bằng việc nói chuyện “mặt đối mặt” với chúng. Bạn hãy cố gắng làm cho con hiểu vấn đề một cách logic và đưa ra các lý do hợp lý. La hét, quát mắng và đánh đập chỉ khiến trẻ càng thêm ức chế và bướng bỉnh hơn mà thôi.
3. Bạn hãy ngồi xuống, nhìn vào mắt trẻ, đối diện với trẻ khi nói chuyện với chúng. Lý do là vì trẻ sẽ có cảm giác thua kém bạn khi bạn đang đứng và nhìn xuống và vì thực tế là chúng thấp hơn bạn rất nhiều.
4. Không bao giờ dọa con về bất cứ điều gì. Ví dụ, có rất nhiều bậc cha mẹ thường hay doạ ma, trộm hay công an với con của mình như: “Nếu con mà làm như vậy thì… sẽ đến và bắt con đi rồi nhốt con lại…”. Điều này chẳng giúp ích được gì vì nó không có thật. Giả sử trẻ làm điều gì đó sai và những điều bạn doạ chúng cũng không xảy ra thì trẻ sẽ không còn tin vào bạn nữa và vẫn sẽ tiếp tục hành động sai của mình. Cách doạ trẻ như vậy còn có thể gây ra những ảnh hưởng về tinh thần như sợ hãi, ám ảnh.
5. Không bao giờ nói dối trẻ. Ví dụ như là: “Chúng ta sẽ không đi mua sắm nữa (trong khi trên thực tế bạn vẫn đi) hay “Mẹ sẽ quay lại trong vòng 2 tiếng nữa (trong khi đó bạn có kế hoạch cả ngày bận rộn) và không bao giờ bảo trẻ nói dối như: “Con nói với bác ở ngoài cửa là mẹ không có nhà nhé!”… Cha mẹ là những người duy nhất trên thế giới mà trẻ tin tưởng không điều kiện và chúng luôn luôn coi cha mẹ như những hình tượng lý tưởng nhất. Nhưng khi bạn nói dối trẻ và khi chúng biết được sự thật, chúng sẽ không bao giờ tin tưởng bạn nữa. Bảo trẻ nói dối sẽ làm cho lời nói dối trở thành một điều hết sức bình thường đối với trẻ và chúng sẽ trở thành một người nói dối thường xuyên, sẽ nói dối tất cả mọi người và kể cả bạn nữa.

6. Hãy duy trì giọng nói của bạn trong khi nói chuyện với trẻ về hành vi của chúng. Không nên quá nhẹ nhàng vì nó sẽ làm bình thường hoá vấn đề. Cũng không sử dụng giọng hối tiếc vì điều này sẽ làm cho trẻ như được “mở đường”. Không bao giờ quát tháo nhưng cũng không bao giờ mỉm cười. Hãy nói chuyện với trẻ bằng một giọng nghiêm túc, kiên quyết và cứng rắn như khi bạn đang trong một cuộc phỏng vấn hay như khi đang nói chuyện với nhân viên của bạn. Nói chuyện với trẻ một cách tôn trọng, không làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ nhưng phải rõ ràng để trẻ hiểu rằng: Bạn là cha mẹ của chúng, chúng phải lắng nghe bạn và chúng phải tôn trọng bạn.
7. Nếu tình huống vượt ra ngoài kiểm soát, hãy thử biện pháp “naughty chair”. “Naughty chair” có thể là một chiếc ghế hoặc một nơi nào đó mà không có bất kỳ đồ chơi hay hình thức giải trí nào cả vì trẻ con không bao giờ thích ngồi yên một chỗ mà không có gì chơi hay không có ai đẻ nói chuyện. Đó là một góc trong phòng nơi mà trẻ phải ngồi suy nghĩ trong vòng 5 phút bất kỳ khi nào trẻ hành động sai (Bạn nhớ là hãy luôn luôn giữ trẻ trong một căn phòng cố định và bạn cũng có ở đó, không bao giờ đưa trẻ sang một phòng khác hay khoá trẻ ở trong phòng một mình). Nếu trẻ ra khỏi ghế trước 5 phút thì đơn giản là bạn sẽ lặp lại biện pháp này một lần nữa. Và nếu trẻ tỏ ra cố tình bướng bỉnh hơn, hãy tăng thời gian ngồi trên “naughty chair” đồng thời nói với trẻ rằng bạn sẽ tiếp tục tăng thêm thời gian cho đến khi chúng ngồi đủ giờ và xin lỗi vì hành động sai đó. (Đừng để thời gian kéo dài quá 10-15 phút vì hầu hết trẻ em sẽ được “thuần hoá” trong khoảng thời gian đó). Khi trẻ nhận ra lỗi của mình hãy tha lỗi cho chúng và ôm chúng vào lòng.
8. Bí quyết cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là nếu bạn nhận ra bất kỳ sự thay đổi hay tiến bộ nào của trẻ, bạn hãy khuyến khích, động viên chúng. Điều này không những thúc đẩy sự tự tin của trẻ mà còn cho chúng cảm giác được mọi người khen ngợi. Khuyến khích trẻ tiến bộ thêm nữa.
Những bí quyết trên thoạt nghe có vẻ khó thực hiện nhất là khi những đứa trẻ bướng bỉnh luôn làm bạn phải đau đầu, nhưng bạn hãy bình tĩnh, kiên trì và bạn sẽ thấy được kết quả tuyệt vời của nó. Hãy làm mọi việc bằng tình yêu bạn dành cho các con và bạn sẽ thành công.
Theo Trí Thức Trẻ
Bài liên quan
Xem nhiều
Tiểu đường thai kỳ là một trong những biến chứng phổ biến của thai kỳ và nếu không được kiểm soát...
Mùa hè trời nóng 38-39 độ C, cây cỏ khô héo còn con người thì mệt mỏi vì nóng nực. Vì thế, cần ăn...
Để một cuộc yêu viên mãn, nam giới thường băn khoăn về kích cỡ và chất lượng “cậu nhỏ” của mình...
Bê bát cơm chạy theo bón cho con trai gần 6 tuổi, chị Thu (Hà Đông, Hà Nội) chốc chốc lại kêu to...
Tình dục là vấn đề quan trọng trong cuộc sống hôn nhân, là “ngọn lửa” hâm nóng tình...
Tình trạng béo phì không chỉ là tình trạng thừa cân mà hiện đang được xem là một “đại dịch” mới...
Tinh trùng khỏe mạnh là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc làm bố nhưng điều này không phải tự...
Khi mang thai, phụ nữ nào cũng muốn tìm hiểu về những món ăn vừa bổ dưỡng, giúp vượt qua những...
Nghe theo lời hướng dẫn của bạn bè, hoặc tập theo các bài tập phát trên internet, nhiều cụ ông cụ...
So với phụ nữ, đàn ông dễ mắc ung thư hơn. Có một vài dấu hiệu của bệnh mà nam giới cần được kiểm...
Nội dung khác
Em lo sợ chồng em sẽ có người phụ nữ khác và bỏ em, khi đó em già rồi, tuổi thanh xuân em cố gắng...
15:05 - Tư vấn
Sau một thời gian nghỉ việc, cô ấy có xin vào làm ở quán karaoke. Công việc của cô là ngồi rót...
17:18 - Tư vấn
Vài ngày sau ông ấy vẫn cố gắng xoa dịu để quay lại nhưng em vẫn mặc kệ, không nghe điện thoại,...
05:05 - Tâm sự
em sinh năm 1981 năm nay 38 tuổi, em đã sinh 2 lần và sinh mổ. Hiện tại em muốn có bé thứ 3 nhưng...
19:35 - Tư vấn
Dạ cho em hỏi em quan hệ với bạn trai được 4 lần nhưng lần nào em cũng bị đau buốt khi dùng bao...
09:02 - Tư vấn
Em bị viêm a mi đan mãn tính mà gần đây em có dùng miệng để kích thích cô bé của bạn gái, như thế...
07:02 - Tư vấn
Dạo gần đây em còn bị đầy hơi, chướng bụng, thỉnh thoảng bị ợ hơi. Đấy có phải là dấu hiệu mang...
14:05 - Tư vấn
Vừa rồi em có được bác sỹ chỉ định khâu eo cổ tử cung và đã khâu được hơn một tuần rồi
08:05 - Tư vấn
Cháu năm nay 15 tuổi và đã biết "tự xử" khoảng năm học lớp 6. Lúc trước cháu làm với...
17:42 - Tư vấn