Các biện pháp đơn giản đối phó với hăm tã cho bé sơ sinh
Dùng dầu dừa
Dầu dừa
Mẹ có thể thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da hăm của bé, sau khi đã vệ sinh sạch sẽ cho bé. Đây là biện pháp tự nhiên hữu hiệu nhất cho vùng da bị hăm, nóng rát. Dầu dừa giống như chất khử trùng tự nhiên và có tác dụng tốt đối với hăm tã ở bé.
Chú ý dùng đầu ngón tay sạch của mẹ thoa dầu dừa lên vùng da gấp và các vùng da bị nứt, rát vì hăm.
Dùng tã vải thay cho bỉm
Ảnh minh họa
Hạn chế dùng bỉm khi bé đang bị hăm. Mẹ hãy dùng tã vải mềm để đóng cho bé. Tã vải không gây kích ứng và phòng hăm hiệu quả cho làn da mỏng manh của bé.
Dầu olive
Ngoài dầu dừa, mẹ có thể thoa một lớp mỏng dầu olive lên vùng da bị hăm của bé. Dầu olive sẽ cung cấp độ ẩm cho làn da. Mẹ hãy vệ sinh sạch và lau khô vùng da hăm của bé; sau đó, thoa một lớp mỏng dầu olive lên. Lớp dầu mỏng sẽ ngăn không cho nước tiểu và phân tiếp xúc với da của bé, hạn chế hăm.
Banking soda
Banking soda là biện pháp tự nhiên có hiệu quả cho làn da bị rát vì hăm. Mẹ hãy thêm 2 thìa banking soda vào nước tắm cho bé. Mẹ nên dùng nước ấm tắm cho bé. Sau đó, lau khô người cho bé rồi mặc quần áo.
Bột ngô
Bột ngô
Bột ngô cũng là “loại thuốc” tự nhiên cho làn da ửng đỏ, rát do hăm tã. Bột ngô rất hiệu quả trong việc hấp thu độ ẩm.
Sữa mẹ
Sữa mẹ cũng chính là phương thuốc tự nhiên với làn da đang bị hăm đỏ của bé. Nếu mẹ đang có sữa thì mẹ có thể tận dụng nguồn sữa này để làm thuốc xoa dịu sự khó chịu do hăm tã của con.
Thỉnh thoảng, mẹ nên để bé “cởi truồng” trong chốc lát
Điều này giúp làn da quấn tã của bé được tiếp xúc trực tiếp với không khí xung quanh. Đây là một trong những biện pháp tự nhiên chữa hăm tã cho con. Mẹ có thể đặt bé nằm sấp trên một tấm thảm hay chiếc chiếu sạch và để không khí tự nhiên làm khô làn da quấn tã của bé.