Làm gì khi trẻ bị sặc?

Sặc ở trẻ em là một tai nạn khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi. Trước khi kỹ thuật nội soi đường hô hấp ra đời, tỷ lệ tử vong ở trẻ do sặc dị vật chiếm tới 20% tổng số tử vong chung. Người ta cũng nhận thấy, 80% tỷ lệ sặc dị vật đường hô hấp là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi.

Sặc ở trẻ em, nguy cơ luôn rình rập

 

Sặc ở trẻ em xảy ra khi dị vật (thức ăn, nước, sữa, hạt đậu, bi...) lọt vào đường hô hấp của trẻ (trong y văn gọi là hội chứng xâm nhập đường thở).

 

Ở trẻ em, nguy cơ sặc dị vật thường xảy ra ở trẻ nhỏ tuổi, nhất là nhóm trẻ 1 - 3 tuổi do ở nhóm tuổi này, ý thức nhận biết thế giới chung quanh bắt đầu phát triển và trẻ có xu hướng cảm nhận những vật lạ bằng cách cho vào miệng như ngậm, mút, cắn, nhai đồ vật nhưng lại chưa có răng hàm nên trẻ hay ngậm hoặc nuốt luôn sau đó. Trẻ còn nhỏ tuổi cũng có thói quen khóc, nô đùa... trong khi miệng còn ngậm thức ăn hoặc ngậm đồ vật.

 

Sặc cũng hay xảy ra ở những trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bị các bệnh đang phải dùng các thuốc an thần, chống co giật, trẻ đang bị suy hô hấp do bệnh phổi hoặc tim, trẻ có những rối loạn về nuốt bẩm sinh và xét về giới tính, trẻ em nam bị sặc dị vật hô hấp chiếm khoảng 2/3 số ca (có lẽ do trẻ nam hiếu động hơn trẻ nữ). Bên cạnh đó, trẻ ít tuổi khi bị sặc thường nguy hiểm hơn do đường dẫn khí của phổi (khí phế quản) còn nhỏ nên dễ bị hẹp tắc bởi dị vật và sức chịu đựng tình trạng thiếu ôxy cấp yếu hơn trẻ lớn.

 

Nghiệm pháp chữa sặc ở trẻ nhỏ.

Nghiệm pháp chữa sặc ở trẻ nhỏ.

Theo thống kê, các loại dị vật đường thở hay gây sặc ở trẻ em là thực phẩm như hạt lạc, hạt cơm, hạt ngô, hạt các loại quả (na, táo, hồng...), rau, thịt băm, sữa, cháo và những loại dị vật không phải thức ăn bao gồm bi, đinh ốc, hòn tẩy nhỏ, đầu bút chì, viên thuốc, mẩu đồ chơi... Dị vật to tuy khó gây sặc hơn nhưng lại nguy hiểm hơn do có thể gây bít tắc đường hô hấp lớn.

 

Biểu hiện sặc ở trẻ

 

Ở người lớn, khi bị sặc, dị vật có xu hướng vào bên phổi phải do nhánh phế quản bên phải to hơn, thẳng hơn và dốc hơn bên trái. Ở trẻ em thì ngược lại, hai nhánh phế quản phải và trái tương đối đều nhau cả về kích thước lẫn độ thẳng (hai nhánh đối xứng nhau cho đến khi trẻ 15 tuổi) và dốc nên tần suất dị vật vào phổi phải và trái gần tương tự như nhau. Các biểu hiện của sặc ở trẻ bao gồm các triệu chứng như trẻ đang ăn hoặc chơi đùa, đột ngột ho sặc sụa, nôn ọe, tím tái, khò khè, thở rít, thở chậm hoặc ngừng thở nếu nặng. Người trông trẻ cũng có thể quan sát thấy trẻ ngậm dị vật hoặc thức ăn trước khi bị sặc.

 

Đối với các trường hợp điển hình, việc xác định trẻ bị sặc không có gì khó khăn nhưng trong một số trường hợp như khi trẻ đang bị khó thở do bệnh phổi, trẻ bị sặc nước, thức ăn với số lượng ít... thì việc cảnh giác loại trừ nguyên nhân sặc luôn phải được đặt ra. Bên cạnh đó, các biện pháp cận lâm sàng như chụp Xquang tìm dị vật hoặc hình ảnh phổi viêm xẹp, nội soi khí phế quản bằng ống soi mềm cũng là những biện pháp hữu ích giúp chẩn đoán tính chất, mức độ tổn thương phổi do sặc ở trẻ.

 

Làm gì khi trẻ bị sặc?

 

Sặc ở trẻ là một cấp cứu tối khẩn cấp bởi vì nếu bị suy hô hấp nặng, trẻ sẽ nhanh chóng tử vong hoặc nếu qua khỏi cũng để lại rất nhiều di chứng nặng nề về thần kinh do não bộ bị tổn thương bởi một tình trạng thiếu ôxy quá lâu. Có hai tình huống xảy ra, trường hợp nhẹ, sau khi có biểu hiện ho sặc nhưng trẻ vẫn thở đều, hồng hào, khóc to, nghe không có tiếng khò khè hoặc tiếng thở rít, cần bình tĩnh bế trẻ lên, móc hết thức ăn hoặc dị vật trong miệng trẻ sau đó đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất.

 

Trường hợp trẻ bị sặc nặng, có biểu hiện suy hô hấp, tím tái, khóc nghẹn, cò cử... cần hết sức bình tĩnh xử trí theo các bước sau: làm thông thoáng đường thở bằng cách móc bỏ thức ăn và dị vật trong miệng, hút sạch mũi, đờm dãi sau đó nhanh chóng làm một thủ thuật để tống dị vật trong đường hô hấp ra (thủ thuật Heimlich đối với trẻ nhỏ) bằng cách đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực, lòng bàn tay đỡ lấy cằm trẻ (nếu trẻ nặng quá thì đặt tay đỡ trẻ lên đùi người cấp cứu), dùng cườm tay kia vỗ mạnh vào lưng trẻ (giữa 2 xương bả vai) 4-5 lần lên tiếp, tốt nhất là vỗ nhanh khi trẻ thở ra để phối hợp đẩy dị vật ra.

 

Cũng có thể đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp sau đó dùng tay còn lại để ấn ngực (vùng xương ức, giữa hai núm vú). Khi dị vật đã bật ra, trẻ sẽ hồng hào trở lại, khóc to và khi đó, người cấp cứu nên kiểm tra lấy bỏ dị vật đã được tống ra miệng. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị sặc, cần nhanh chóng tiến hành cấp cứu bằng thủ thuật trên đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người chung quanh và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất sau đó. Tại cơ sở y tế, trẻ sẽ được khám, kiểm tra và lấy bỏ dị vật (nếu còn) bằng chiếu chụp Xquang phổi và nội soi khí phế quản.

 

Dự phòng sặc ở trẻ

 

Dù ở gia đình hay nhà trường, vấn đề dự phòng sặc ở trẻ luôn phải được đặt ra. Khi cho trẻ nhỏ ăn, hạn chế nô đùa, hỏi chuyện trẻ; cho trẻ ăn thức ăn thích hợp theo tuổi; cho trẻ ăn miếng nhỏ và dừng ngay khi trẻ có biểu hiện ho khi đang ăn; khi ăn nên bế trẻ hoặc để trẻ ngồi, không cho ăn khi trẻ đang nằm, khi trẻ còn ngái ngủ, khi đang khóc; đối với trẻ lười ăn, không chịu há miệng khi cho ăn, một số bà mẹ thường bịt mũi để trẻ phải há miệng ra, điều này hết sức nguy hiểm bởi trẻ sẽ hít vào kèm luôn cả thức ăn qua đường miệng.

 

Khi trẻ đang bị khó thở do bệnh lý phổi, tim, hết sức chú ý khi cho ăn vì trong trường hợp này trẻ rất dễ bị sặc hoặc bị trớ, nôn. Không cho trẻ chơi với những đồ vật như hòn bi, hạt quả... khi trẻ còn nhỏ. Các bà mẹ, những người chăm sóc trẻ, cô giáo tại các trường mầm non phải được tập huấn về phương pháp cho trẻ bú mẹ, ăn uống sao cho đúng cách cũng như cách phát hiện và xử trí cấp cứu các tình huống sặc xảy ra ở trẻ em.

TS. BS. Vũ Đức Anh

 

Theo SKDS
Những trẻ có mẹ hút thuốc lá trong thời gian mang thai có bộ não nhỏ hơn và có thể sẽ bị căng...
phòng the, Tránh thai, tiền mãn kinh, hôn nhân, giữ lửa, cua so tinh yeu
Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh cần có một biện pháp tránh thai hiệu quả, an toàn, thích hợp,...
 Phan Thị Hồ Điệp, mẹ của Đỗ Nhật Nam, trị trẻ ăn vạ ,dạy con tự tin
Ngay từ khi Nhật Nam vừa lên 3 tuổi, mẹ Điệp đã hỏi ý kiến con về màu sắc bộ bàn ghế dự định mua...
Dấu hiệu ung thư, nữ giới, nhận biết, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán anư
Xuất huyết bất thường ở âm đạo, thay đổi ở bầu ngực, khó nuốt… có thể là những dấu hiệu cảnh báo...
bệnh tình dục, virut lây truyền qua đường tình dục, mụn cóc sinh dục, hpv, sùi mào gà, bệnh rận mu, bệnh lâu, giang mai, nấm Chlamydia, Virus Herpes 1,Virus Herpes 2, Viêm gan B, hiv, hạ cam
Dưới đây là những hình ảnh cơ thể bị phá nát kinh hoàng do virus lây truyền qua đường tình dục...
Do nhiều biến đổi của cơ thể xảy ra khi tuổi càng cao (từ 40 tuổi trở đi), da có nhiều nếp nhăn,...
Nguyên nhân gây tình trang không tinh trùng, tinh trùng, sức khỏe tình dục nam giới
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng không tinh trùng nhưng thường gặp nhất là do rối...
màn hình LED, gây hại mắt, giảm thị lực, Ánh sáng xanh, cận thị
Hiện nay TV, iPad là các thiết bị phố biến trong mỗi gia đình. Đây được coi là những thiết bị...
Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh gồm 4 tật trong tim (tứ chứng) là: thông liên thất, hẹp động...
Bảo vệ, sức khỏe tim, vào mùa hè, cửa sổ tình yêu.
Khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể có nguy cơ cao bị say nóng, mất nước, rối loạn nhịp tim, viêm họng...
Nội dung khác
trẻ 13 tháng tuổi, chậm nói, cảm xúc, ngôn ngữ cơ thể, không bi bô, không quan tâm, cuasotinhyeu
Con em được 13 tháng. Lúc trước phát âm được ba ,bà, mum, nhưng nay lại ít kêu mặc dù em hay nói...
09:05 - Tư vấn
quấy rối, đánh đập, chia sẻ, ngăn chặn, giải quyết, làm phiền, vi phậm pháp luật, cửa sổ tình yêu
Từ đó, ngày nào ông ta cũng lên nhà làm phiền quấy rối em, đánh đập và ngày càng trở nên căng...
09:02 - Tư vấn
Cho em hỏi em và bạn trai đã gần gũi nhau hai lần, trong hai lần này tụi em có hôn nhau thấm...
16:02 - Tư vấn
Lo lắng tình yêu, giữ gìn tình yêu, đời sống văn hóa, tư vấn cách ứng xử, ngủ cùng bạn trai, đi du lịch xa, cua so tinh yeu
Valentine này anh có book tour Phú Quốc cho em đi cùng anh và hội bạn anh, tổng cộng là 7 người...
09:35 - Tư vấn
rối loạn cương dương, thủ.d, tự xử, thần kinh xúc cảm, thần kinh trung ương, hormone testosterone, cuasotinhyeu
Em năm nay 20 tuổi, nhưng bắt đầu có dấu hiệu của rối loạn cương dương khoảng 1-2 tháng nay. Thú...
20:00 - Tư vấn
Còn theo đuổi được khi bạn gái đã quay đi
Trong đám bạn có một bạn nữ rất xinh, hôm đó em cũng nhìn hơi kĩ bạn đó rồi những lần đi chơi...
06:05 - Tư vấn
đặt vòng, đau bụng, tránh thai, xử trí, cuasotinhyeu.
Em đặt vòng tránh thai sau sinh khoảng 3 tháng, 8 tháng sau em có kinh nguyệt trở lại.
16:02 - Tư vấn
viêm tuyến bartholin, nang tuyến bartholin, ống dẫn bị tắc, kinh nguyệt, hành kinh, cuasotinhyeu
Em đi khám và bị viêm tuyến bartholin. Bác sĩ cho thuốc về đặt và uống kháng sinh
16:05 - Tư vấn
bệnh lậu, biến chứng của bệnh lậu, biến chứng của bệnh lâu gây vô sinh, phân loại bệnh lậu, bênh lậu ở nam giới
Bệnh lậu do song cầu khuẩn gây ra, bệnh lây truyền qua đường tình dục, thông qua giao hợp không...
07:00 - Kiến thức