Làm sao để phát hiện con bị bạo hành ở trường?
Các chuyên gia tâm lý sẽ chỉ ra một vài dấu hiệu cho thấy con bạn có thể bị bạo hành ở trường.
Ngày hôm qua (17/12), trên khắp các trang tin lẫn mạng xã hội đều sôi sục vì video clip bạo hành trẻ ở cơ sở mầm non tư thục Phương Anh. Hành động nhẫn tâm của cô giáo và bảo mẫu trong clip này đã khiến cả xã hội phẫn nộ và lo lắng cho các thế hệ mầm non tương lai.
Tuy nhiên, hầu hết các bậc phụ huynh có con em được gửi trong trường mầm non tư thục Phương Mai đều không nhận ra con mình bị bạo hành một thời gian dài. Thậm chí, có vị phụ huynh còn ngất xỉu khi lần đầu tiên chứng kiến cảnh con bị bóp cổ, tát bôm bốp vào mặt qua clip. Điều này khiến nhiều người tự hỏi: "Liệu các vị phụ huynh này không quan tâm tới con của mình hay thực tế, họ không biết cách nhận ra dấu hiệu con bị bạo hành?"
Rất nhanh chóng, nhóm phóng viên đã có một cuộc trao đổi ngắn với các chuyên gia tâm lý để xin tư vấn về vấn đề này.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng hành động hành hạ trẻ mầm non là hành động đáng bị lên án. Đánh trẻ là một hành động không có tâm và tầm nhìn của cô giáo trông coi trẻ (Ảnh: Tuổi trẻ)
Những ảnh hưởng tâm lý khôn lường khi trẻ bị bạo hành
Trao đổi với phóng viên, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Công ty tư vấn An Việt Sơn) cho rằng đánh trẻ là hành động ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của trẻ. Trẻ bị đánh đập nhiều khi đến trường luôn mang tâm lý sợ sệt, lo lắng, mất hoàn toàn tính sáng tạo, không dám nói chuyện với cô giáo, bố mẹ về những nhu cầu thiết yếu của bản thân đơn giản vì trẻ sợ, sợ nếu làm trái ý của thầy cô chúng sẽ bị đòn roi, chửi rủa, bị "nhồi vào thùng nước cao".
Bố mẹ bận rộn nên chỉ mang con tới trường rồi an tâm công tác, không hiểu rằng trẻ có những nỗi niềm tâm sự riêng, trẻ sẽ suốt ngày lo lắng, nhìn cuộc sống, xã hội, người lớn một cách tiêu cực. Chúng sẽ đặt câu hỏi tại sao bố mẹ lại không quan tâm tới mình? Tại sao cô giáo lại hành xử như thế? Tóm lại, trẻ sẽ bị tổn thương về thể xác lẫn tinh thần.
Sự thiệt thòi này sẽ khiến trẻ dần hình thành tư tưởng phản đối ngầm, phản đối bằng tư duy chứ không dám hành động. Có những trường hợp chuyên gia gặp, trẻ sợ đi học, sợ cô giáo tới nỗi tè dầm không dám nói. Ký ức về sự đánh đập này sẽ đi theo trẻ suốt cả cuộc đời. Đặc biệt, ngoài sự lo âu, sợ sệt, trẻ có thể hình thành nên tính cách ngang bướng, tấm công người khác.
Cách phát hiện khi con bị bạo hành ở trường
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho biết, khi bị đối xử như trên, trẻ có biểu hiện tâm lý thường gặp là có những dấu hiệu giống trầm cảm hoặc bị trầm cảm; lo âu, sợ hãi và căng thẳng, đêm ngủ không ngon, dễ giật mình, có ác mộng, nghiến răng, cắn móng tay, lười ăn, dễ khóc, khi ăn dễ nôn trớ, thở nhanh, hồi hộp, toát mồ hôi, sợ hãi mỗi khi bố mẹ nhắc tới vấn đề đi học.
Ngoài những dấu hiệu trên, cha mẹ có thể phát hiện sớm con bị bạo hành bằng cách hãy quan sát cơ thể con sau mỗi ngày ở trường về, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân và đầu các khớp tay con xem có dấu hiệu gì bất thường hay không.
Bên cạnh đó, với những bé đã biết nói, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con, hỏi han con để bé kể những chuyện vui buồn ở lớp. Trong những câu chuyện có thể không đầu không cuối nhưng cũng sẽ giúp mẹ hiểu hơn về con khi ở lớp.
Cách phát hiện khi con bị bạo hành ở trường
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho biết, khi bị đối xử như trên, trẻ có biểu hiện tâm lý thường gặp là có những dấu hiệu giống trầm cảm hoặc bị trầm cảm; lo âu, sợ hãi và căng thẳng, đêm ngủ không ngon, dễ giật mình, có ác mộng, nghiến răng, cắn móng tay, lười ăn, dễ khóc, khi ăn dễ nôn trớ, thở nhanh, hồi hộp, toát mồ hôi, sợ hãi mỗi khi bố mẹ nhắc tới vấn đề đi học.
Ngoài những dấu hiệu trên, cha mẹ có thể phát hiện sớm con bị bạo hành bằng cách hãy quan sát cơ thể con sau mỗi ngày ở trường về, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân và đầu các khớp tay con xem có dấu hiệu gì bất thường hay không.
Bên cạnh đó, với những bé đã biết nói, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con, hỏi han con để bé kể những chuyện vui buồn ở lớp. Trong những câu chuyện có thể không đầu không cuối nhưng cũng sẽ giúp mẹ hiểu hơn về con khi ở lớp.
Cách bảo vệ con trước nạn bạo hành trường học
Rất ngắn gọn, chuyên gia tâm lý Hồng Hà nhận định, cha mẹ nên tìm hiểu, cân nhắc kỹ, lựa chọn cho con em mình học ở trường có chứng chỉ rõ ràng, chất lượng được đảm bảo. Thêm vào đó, cha mẹ cần dạy cho con mình những kỹ năng sống để không gây phiền hà, bực bội tới người khác và cũng là để bảo vệ bản thân. Dành thời gian chơi với con, lắng nghe con nói, tinh tế phát hiện ra những sự thay đổi trong con. Khuyến khích con nói chuyện với cha mẹ.
Theo PLXH
Bài liên quan
Xem nhiều
Đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh phát triển, nhất là các bệnh...
Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) khá phổ biến và dễ dàng chữa khỏi....
Xét về góc độ y học, điều kiện hoàn cảnh tự nhiên thì thời gian mang thai tốt nhất của phụ nữ...
Khi mang thai là lúc cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, vì vậy, một số bệnh cũng dễ “hỏi thăm” và...
Duy trì trọng lượng, ăn uống cân bằng, sống lạnh mạnh, tập thể dục…. đó là những nghiệm vụ quan...
Tĩnh mạch mạng nhện có thể được gọi là anh em họ của giãn tĩnh mạch. Những tĩnh mạch có màu sắc...
Bất kỳ sự thay đổi nào của các tổ chức vú đều có thể gây ra các khối u tại vú.
Chúng ta dành 1/3 đời người trên giường ngủ. Do đó giấc ngủ vô cùng quan trọng, không chỉ về thời...
Do còn nhỏ và thiếu kinh nghiệm, trẻ không biết kiểm soát sự giận dữ, cha mẹ cần dạy con cư xử...
Nếu các mẹ nghĩ rằng chóng mặt chỉ vì huyết áp thấp và không cần lo lắng thì mẹ đang chủ quan đấy...
Nội dung khác
Em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, kèm huyết trắng kèm tơ máu bất thường, không ngứa, rát nhưng hơi...
11:05 - Tư vấn
Dạo này em bị đau vùng đáy chậu, háng, và nhức trên gốc dv, lệch tí sang phải, do cơn đau đáy...
11:05 - Tư vấn
Cả em và anh ấy dự định sẽ yêu tầm 2 năm rồi mới kết hôn. Mẹ em không đồng ý vì anh ấy có 2 con...
07:05 - Tư vấn
Ngày 2/5 em đi khám siêu âm đầu dò, trên phiếu siêu âm bác sĩ có ghi: có 1 túi thai đường kính...
09:05 - Tư vấn
Khoảng 3 tháng gần đây cháu thấy có xuất hiện ở hố chậu bên bụng trái gần xương mu 1 cục cứng, sờ...
14:05 - Tư vấn
Em năm nay 30 tuổi và đang mang thai. Em đi khám thai thì có kết quả là thai tuần thứ 6 và đường...
17:05 - Tư vấn
Em đang cố gắng phát triển sự nghiệp, kiếm tiền qua Mỹ định cư với cô ấy. Em biết giờ em và cô ấy...
16:37 - Tư vấn
Từ lúc quen, chưa bao giờ làm gì, đi đâu mà không chia đôi tiền bạc cả. Có lần, bạn chở em đi...
10:05 - Tư vấn
Tiêm phòng đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ trong phòng tránh bệnh tật nhưng bên cạnh những lợi...
20:05 - Kiến thức