Bổ sung acid folic cho phụ nữ mang thai

Acid folic là dưỡng chất cực kỳ quan trọng cho sức khỏe phụ nữ có thai cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 là yếu tố đặc biệt quan trọng với sự phát triển, phân chia của tế bào, đặc biệt là hồng cầu.


Vậy acid folic có trong thực phẩm nào?

 

Vai trò quan trọng của acid folic trong thai kỳ


Vai trò của acid folic với sự phát triển của thai nhi được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học.

Các mẹ bầu thiếu acid folic quá nhiều sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ khi sinh ra cũng dễ mắc các bệnh về thần kinh như bệnh nứt đốt sống, vô sọ (đây là một dị tật xảy ra ở thai nhi do một vài ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương không khép kín hoàn toàn, đặc biệt là trong 7 tuần đầu của thai kỳ), bệnh tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu acid folic nghiêm trọng. Theo các chuyên gia, acid folic thậm chí còn giúp phòng dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ mới sinh. Vì vậy, việc bổ sung acid folic trước và trong khi mang thai là cực kỳ quan trọng và cần thiết.
 

Bổ sung, acid folic, cho phụ nữ mang thai, cửa sổ tình yêu.

Một số thực phẩm giàu acid folic.

 

Liều lượng sử dụng acid folic trong thai kỳ


Mặc dù acid folic không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu, nhưng không vì vậy bạn lại dùng quá liều. Một lượng lớn acid folic dư thừa trong cơ thể gây tác hại khá xấu cho sức khỏe. Sự tăng trưởng nhanh chóng của tế bào mới dễ dẫn đến thoái hóa tủy sống. Đặc biệt, đối với trường hợp người có khối u, uống nhiều axit folic làm cho khối u phát triển nhanh hơn. Cách “chữa cháy” nhanh nhất lúc này đó là uống nhiều nước để đào thải bớt lượng acid dư thừa ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu.

Tùy theo thể trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ kê lượng folate phù hợp hằng ngày. Theo khuyến cáo, hướng dẫn chung là: phụ nữ đang chuẩn bị mang thai 400 microgam/ngày; phụ nữ có thai 600 microgam/ngày; phụ nữ cho con bú 500 microgam/ngày.

Trường hợp các mẹ con bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống hay thiếu một phần não và dự định sinh thêm con, nên hỏi bác sĩ trước khi uống. Thông thường những trường hợp này cần tới khoảng 4.000 microgram acid folic mỗi ngày.


Lưu ý khi bổ sung acid folic bằng đường uống


Thời điểm thích hợp nhất để uống viên folate là khoảng cách nghỉ giữa 2 bữa ăn. Tuyệt đối không uống chung folate cùng trà, cà phê, rượu bởi nó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của viên bổ sung.

Tác dụng phụ của mẹ khi uống acid folic có thể là táo bón. Do đó, mẹ bầu nên chịu khó ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ và uống nhiều nước để phòng hiện tượng táo bón khi mang thai.


Acid folic có trong thực phẩm nào?

 

Bên cạnh nguồn uống bổ sung, mẹ bầu vẫn nên tập trung nạp folate từ thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày. Băn khoăn acid folic có trong thực phẩm nào dưới đây là  những gợi ý:

Cam: Giàu acid folic, cam còn là nguồn dồi dào của chất xơ và vitamin C vừa giúp tăng khả năng hấp thụ sắt, lại vừa giúp giảm nguy cơ táo bón khi nạp folate vào cơ thể.

Sữa, chế phẩm từ sữa: Ngoài acid folic, sữa chứa nhiều protein và canxi, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Măng tây: Trong các loại rau quả, măng tây chứa hàm lượng folate cao nhất. 5 cây măng tây chứa khoảng 1.000 microgram acid folic. Khi chế biến, bạn nên hạn chế nấu quá kỹ vì có thể làm mất chất.

Rau bina: Hàm lượng acid folic trong rau bina rất cao so với các loại rau sẫm màu khác. Đây cũng là loại rau rất giàu sắt, cực kỳ lành mạnh cho phụ nữ mang thai ăn nhiều trong thai kỳ.

Bông cải xanh: Xếp sau măng tây và rau bina, bông cải xanh là lựa chọn lý tưởng khác cho thực đơn ăn uống hằng ngày của bà bầu giúp bổ sung thêm lượng folate cần thiết. Bà bầu còn có thể yên tâm ngăn ngừa hiện tượng táo bón khi ăn nhiều món rau này.

Lòng đỏ trứng: Vitamin A, vitamin D, acid folic tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng gà.

Đậu tương: Các loại đậu chứa lượng folate dồi dào, cao nhất phải kể đến đậu tương. Các chế phẩm từ đậu tương: sữa đậu nành, đậu phụ,...

Khoai tây: Ngoài acid folic, khoai tây còn chứa kẽm hỗ trợ cho sự phát triển dây thần kinh não của thai nhi.

Ngũ cốc thô: Đây là món không thể thiếu nếu mẹ bầu muốn cơ thể hấp thu tốt lượng chất xơ và một số dưỡng chất cần thiết khác.

Quả bơ: Một nửa quả bơ chứa khoảng 90mcg folate, hơn nữa còn rất giàu chất béo lành mạnh axit béo omega-3 cực tốt cho tim mẹ và não bé.

 

Theo ThS.BS. Nguyễn Đình Phú
Cần Thơ, lợi ích, xét nghiệm HIV, tại cộng đồng, cửa sổ tình yêu.
Tư vấn xét nghiệm HIV là hoạt động quan trọng đảm bảo cho thành công của mục tiêu 90-90-90: 90%...
mang thai, nhầm lẫn, gần gũi, chị em, mang thai ra máu
Mang thai là một món quà quý giá mà thượng đế ban tặng cho người phụ nữ. Phát hiện ra trong bụng...
quan hệ tình dục, sức khỏe giới tính, đời sống tình dục, khả năng tình dục của nam giới, cua so tinh yeu
Ai cũng biết phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh sẽ ngừng rụng trứng và nhu cầu cũng như khả năng tình...
Sinh đôi, mang thai, sinh nở,sức khỏe bà bầu, thai kỳ, mang song thai, thai đôi, sức khỏe thai kỳ, chăm sóc thai đôi
Thông thường, thời gian sinh con của các bà mẹ mang thai đôi là khoảng 37 tuần. Tuy nhiên bạn...
thực phẩm, sức khỏe, dạ dày, đu đủ, hoa quả,thì là,yến mạch
Các bệnh đường tiêu hóa bao gồm đầy hơi, tiêu chảy, chướng khí, đau dạ dày xảy ra ở phụ nữ nhiều...
Dấu hiệu của phụ nữ có khả năng "miễn dịch" với bệnh ung thư: Nếu bạn có đủ thì có thể phần nào yên tâm với sức khỏe của mình
Theo tờ QQ và Mayo Clinic - hệ thống bệnh viện số 1 nước Mỹ, những người có khả năng "miễn dịch"...
Có lần đang đứng tuyên truyền về tác dụng của bao cao su cho một cô gái mại dâm, chị Trà My bị...
Gãy “kiếm” do đâu?, gãy kiếm
So với các cơ quan khác, dương vật là một bộ phận ít bị chấn thương. Gãy dương vật (gãy kiếm)...
Thuốc tránh thai là một trong những biện pháp ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn hiệu quả. Tuy...
Quá trình hình thành tinh trùng sẽ bắt đầu khởi nguồn từ lúc dậy thì và sẽ kéo dài đến suốt cuộc...
Nội dung khác
sinh sản, tiền hôn nhân, phụ khoa, đau bụng kinh, cuasotinhyeu
Em đau bụng kinh cơn đau khá dài kéo dài hai ngày nên em dùng thuốc giảm đau trong mỗi lần tới...
12:02 - Tư vấn
Khó có con ở tuổi 25 sau 3 lần dùng thuốc phá thai!!!
Em năm nay 25 tuổi và đã lập gia đình. Em đã từng tiến hành phá thai bằng thuốc 3 lần rồi ạ....
17:05 - Tư vấn
quan hệ tình dục, gái mại dâm, nguy cơ lậu, điều trị, cuasotinhyeu
em có quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm và bây giờ em đi tiểu thấy buốt buốt, sáng...
18:02 - Tư vấn
Tại sao kinh nguyệt lại bị mất ngay sau khi dùng thuốc khẩn cấp ?
Em vừa qh vào ngày 26/9. Đến trưa ngày 27/09, em bị ra kinh nguyệt. Sau đó em uống thuốc khẩn cấp...
17:05 - Tư vấn
tình dục nữ, quan hệ, ngoại tình, nhu cầu, hứng thú, cuasotinhyeu
Trong chuyện tình dục thì em thấy người yêu em không có nhu cầu cao lắm, cụ thể là chuyện ấy toàn...
14:02 - Tư vấn
Mẹ nên cai sữa cho trẻ như thế nào để ngực không bị căng đau ?
Bác sĩ cho em hỏi em hút sữa ra cho bé bú hoàn toàn, thì khi cai sữa mình nên cai như thế nào hợp...
17:05 - Tư vấn
rối loạn cương dương, sinh sản, nguyên nhân, tinh dịch đồ, cuasotinhyeu.
Em 23 tuổi, em mới lấy vợ hơn 1 năm nay. Nhưng khi quan hệ với vợ cứ đến cửa lại không lên được,...
14:02 - Tư vấn
Xét nghiệm PCR trong chẩn đoán các bệnh lây truyền
Hiểu một cách đơn giản, xét nghiệm PCR giúp tạo ra một lượng lớn bản sao DNA mục tiêu trong ống...
09:05 - Kiến thức
kinh nguyệt, chậm kinh, 6 tháng, nguyên nhân, buồng trứng đa nang, cuasotinhyeu.
Chào bác sĩ, năm nay em 25 tuổi. Em ra kinh nguyệt chậm đến tận 6 tháng rồi mà vẫn chưa có lại.
20:02 - Tư vấn