Bàn chuyện làm ăn mà kế hoạch nào chồng cũng không thông.
Tôi và anh ấy cưới nhau được 1 năm 3 tháng. 2 người có nói thẳng với nhau là: anh làm ruộng nhà anh, còn em buôn bán tạp hóa ngoài chợ. Anh phụ bán tập hóa chợ đêm với em, ngày đi làm ruộng, tới vụ đi làm suốt, tối về còn phụ em dọn gọn hàng để 2h sáng bán tiếp.
Làm ruộng bên nhà chồng được 20 mẫu (10 mẫu gần nhà còn 10 mẫu quá xã nhà) có 4 chị em; nhà ảnh làm ruộng, A3 là người làm chính còn chồng em phụ, nhưng anh cứ nghỉ, 20 mẫu chỉ có 2 người làm và cha mẹ thì già phụ được nhiêu, em là con dâu làm kinh tế riêng bên em, nên em không có ý kiên gì vào đây cả em có bàn tính với chồng em là (nhà anh làm gì cũng được, chỉ thiếu người tính toán ah) lợi nhuận một năm thu lại được 600 triệu (ước tính) và chi phí ăn xài + máy móc hư hao còn lại 300 triệu sau một năm (chưa tính chi phí phát sinh).
Em mới bàn với chồng em cách 1, cách 2 thì bị bác bỏ (vì bản chất làm gì cũng sơ thất bại, làm gì cũng sợ cái này, cái kia, lở cho mướn rồi không có đất để làm, không sinh ra lợi nhuận. Cách 1: cho mướn ruộng hết là 20 mẫu trị giá 1 năm là 340 triệu (không phải làm ruộng, anh chị 3 làm mướn cho ngành ruộng cũng đủ trang trải trong gia đình 96 triệu, còn chồng em làm được 40 triệu năm, cái này em cho múc tối thiểu, chi phí ba mẹ xài + lãi ngân hàng gởi tiết kiệm khi cho mươn ruộng một năm cũng thu về 300 triệu) lợi nhuận như nhau mà một bên làm muốn chết, còn 1 bên ba mẹ ở không ăn xài, Anh chị 3 làm là chồng em làm ngày 8 tiếng đủ trang trải trong gia đình.
Cách 2 cho mướn 1 bên ở xa 1 năm cũng được 180 triệu 1 bên làm lợi nhuận 1 năm thu lợi nhuận được 300 triệu (toàn là công nhà làm, ít thuê nhân công và em chỉ cach làm thêm ở nhà: (tài vì nhà nông đất rất rộng) kinh doanh có 1 cái sợ nhất là rút giấy phép kinh doanh, còn làm nương rẫy. Làm ruộng sợ nhất là đầu ra sản phẩm em có hướng cho bên chồng em kinh doanh trồng cây đậu (xanh, đen xanh lồng, trắng) theo kiểu gia đình 1 loại cở chừng 200-300kg đảo lại em bán tiệm tập hóa nhỏ ah. nhưng em có thể bao tiêu sản phẩm đầu ra cho sản phẩm nói trên 1 vụ cỡ chừng đó. Chồng em cũng không làm sợ không dám làm em thấy làm ruộng quá cực mà lợi nhuận không bằng ngày xưa, em nói chuyển ngành nghề làm ăn nhưng cũng làm ruộng cũng sợ.
Em muốn nói với ba chồng em người quyết định gia đình, nhưng không biết làm cách nào để nói, em thì dám nói đó nhưng mà em ở bên nhà em sao dám nói bây giờ nhà chồng em rất là cố chấp, nói cách làm ăn thì bàn ra, nói làm này, làm kia cũng bàn ra nói làm ruộng 2 bên thì ...
Anh chị hãy cho em lời khuyên để em thuyết phục ba chồng em em xin chân thành cảm ơn
Chào bạn!
Người ta vẫn có câu “ Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”, tuy nhiên, có lẽ trong gia đình, hai vợ chồng bạn chưa tìm được tiếng nói chung trong kế hoạch công việc khiến bạn còn nhiều băn khoăn. Chương trình chia sẻ cùng bạn khúc mắc này!
Ai cũng mong muốn có được cuộc sống ngày một khấm khá, thuận lợi, nó sẽ là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên,quan trọng vẫn là hai vợ chồng đồng sức, đồng lòng. Thay vì mâu thuẫn không thống nhất bạn có thể chủ động chia sẻ để đi tới bàn bạc, thống nhất, trên cơ sở xây dựng, góp ý và tôn trọng ý kiến lẫn nhau? Còn nếu ai cũng khăng khăng giữ ý kiến của mình, cho rằng mình đúng thì sẽ rất khó để tìm được tiếng nói chung
Mỗi người có một kế hoạch công việc, cũng như chí hướng làm ăn khác nhau, chúng ta không thể mang suy nghĩ của mình áp đặt người khác phải làm theo. Như bạn biết, làm nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, thời tiết, giống cây trồng vật nuôi, phương pháp canh tác…Đặc biệt, người nông dân yêu ruộng đồng hơn bao giờ hết, vì thế nếy ngay tức thời thuyết phục để chồng bạn theo 1 trong hai cách bạn đưa ra cũng rất khó để anh ấy và gia đình chấp thuận.
Mặt khác, nếu bạn chưa có sự bàn bạc với chồng mà chủ động chia sẻ với gia đình chồng có thể sẽ khiến cho anh ấy cảm thấy không được tôn trọng. Hơn nữa, rất có thể cũng sẽ xảy ra chuyện mọi người hiểu lầm ý tốt của bạn. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định nhé
Chúng tôi hiểu rằng, việc bàn bạc với chồng không thành công khiến cho bạn cảm thấy không thoải mái và bạn mong muốn có thể thuyết phục ba chồng đồng tình với ý kiến của mình. Trên thực tế, có thể những ý kiến của bạn hoàn toàn là thiện ý muốn cải thiện phương pháp làm ăn, canh tác để đạt hiệu suất kinh tế cao hơn, đó là những ý kiến hoàn toàn đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đây là một việc lớn, vì vậy, thay vì bạn vạch ra hai cách để chồng lựa chọn, bạn nghĩ sao về việc trước hết là bàn bạc để chồng thông suốt, sau đó có thể thông qua chồng có một buổi họp gia đình để cả gia đình cùng bàn bạc đi đến thống nhất. Như vậy có lẽ sẽ hợp lý và hài hòa mọi chuyện hơn.
Trước mắt bạn có thể phân tích để chồng hiểu được bạn trân trọng công việc cũng như sự cố gắng của chồng, tuy nhiên nếu thay đổi có thể mang lại lợi ích tốt hơn thì cũng có thể thử sức. Bạn cũng có thể phân tích để chồng hiểu được sự nhạy bén, quyết đoán trong công việc sẽ là một tiền đề thúc đẩy cho sự phát triển chung. Nếu muốn thuyết phục ba chồng và gia đình thay đổi, bạn cần chuẩn bị một kế hoạch, phương hướng, nội dung để lựa thời điểm trao đổi với gia đình. Còn cụ thể việc cần thay đổi như thế nào? Kế hoạch cụ thể ra sao thì có lẽ khi có đầy đủ mọi việc, việc tham gia góp ý, xây dựng, đánh giá thì mọi việc sẽ khách quan và thiết thực hơn
Chúng tôi hiểu những việc làm của bạn cũng chỉ để mong muốn gia đình có cuộc sống tốt hơn, nhưng đây không phải việc ngay ngày 1 ngày 2 chúng ta có thể thay đổi mà cần cả 1 quá trình cộng với những điều kiện thuận lợi khác hỗ trợ. Cũng hi vọng, bạn đừng vì việc không tìm được tiếng nói chung với chồng trong kế hoạch công việc mà để vợ chồng xảy ra xích mích mâu thuẫn. Kinh tế khá giả là điều rất tốt, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là sự đồng lòng của hai vợ chồng, bởi hạnh phúc gia đình mới là nền tảng và giá trị cốt lõi
Chúc gia đình bạn sức khỏe, thành công!