Ghét lây cả vợ vì phải trả nợ cho bố vợ...
Xin chào chuyên gia tâm lý. Năm nay em 31 tuổi , vợ em 27 tuổi , có với nhau 1đứa còn gái được 14 tháng , em là con người hiền lành nhưng tính thì hơi nóng nảy, vợ em là người tâm trạng , bướng bỉnh, ngang ngược , và đặc biệt tính rất là nóng và hay bực mình ah, quan hệ vợ chồng hay xảy ra căng thẳng.
Bắt đầu lúc ba mẹ vợ vỡ nợ , em cảm thấy ấm ức lắm ạ , tài sản bao lâu được mấy trăm để cứu bà mẹ vợ hết rồi , vợ chồng phải gánh nợ lên đến cả tỷ bạc , em hoang mang lắm ạ , nhưng vì thương vợ nên đành phải chịu, em ghét ba vợ vô cùng , tại ổng mà tan nhà nát cửa khiến cả gia đình phải chốn nở , đến nỗi mẹ vợ phải bán căn nhà cũng không đủ để trả nợ phải đi chốn, căn nhà bán được chủ yếu trả những nợ nần của vợ chồng em đã gánh.
Em ở chung căn nhà đông người với cô chú bác ạ, ba em là người hiền lành , mẹ em thì nói nhiều nhưng không xấu , mỗi lần mẹ em nói kiểu muốn dạy cho con dâu , vợ em không bao giờ nghe vậy cũng thôi , nhưng cô ấy cứ cằn nhằn với em là mẹ anh như thế này thế nọ , em cũng khuyên nhiều mẹ anh nói gì kệ đi , khó khăn lắm mới thoát được nợ nần để không khí gia đình vợ chồng được yên ổn , nhưng cô ấy cứ thách thức tính tui như vậy rồi sao.
Haizz đôi lúc em buồn lắm giờ thành phố chỉ còn mình em là thân nhất ba mẹ chốn nợ hết rồi vậy mà sống và nơi chuyển vẫn còn láo , tại trước khi vỡ nợ gia đình vợ giàu có nên tính tình ngang ngược như thế , tối ngày ở nhà đòi thách thích cãi lộn với người này người kia , em khuyên cô ấy nên bỏ qua đi để tâm chi cho thêm phiền phức nhưng không được dùng những từ ngữ khó nghe với gia đình dòng họ của em , em rất buồn vợ nhưng vì thương cho cảnh tan tành của nhà vợ và rất là thương vợ nên nhiều lúc em bực mình tức thì sau đó bỏ qua hết , nhưng mỗi ngày đều cãi vã như thế thì còn gì là hạnh phúc .
Sau khi bố mẹ vợ trốn nợ và được ổn định chỗ ở , thì hàng tuần cứ tới ngày nghĩ của cô ấy ( cô ấy làm nhân viên bán hàng ) thì phải bắt em chở lên hàng chục km lên thăm bố mẹ vợ và ẵm con gái mới 7-8 tháng tuổi lúc đó , em thì không muốn lên cho lắm nghĩ đến phải gánh nợ và mất hết tài sản cũng em nhưng vì thương vợ con nên cũng đành chịu, mỗi lần nghe ông ngoại nhớ con nhớ cháu , và thương còn thương cháu là tức giận gì đâu , mê cờ bạc đến nỗi bán căn nhà của mình chưa đủ mà còn phải bán luôn căn nhà của mẹ vợ làm cho tan nhà nát cửa.
Mà vợ em hay lấy ba vợ so sánh với em lắm , em hoàn toàn đồng ý thì nói em khi dễ , giờ em càng thấy ngày càng ghét chính vợ của mình, vợ mình giờ cứ hay bức mình và nóng tính chửi bới những từ khó nghe , có hiếu là tốt nhưng việc nhà chưa xong cứ đòi về nhà ngoại hoài là sao , nhiều lúc lớn tiếng thách thích đòi ly dị và dẫn con gái đi theo luôn , đừng quên gia đình đang trốn nợ chứ không phải mua nhà ở trên ở đâu . Một tuần 7 ngày cãi nhau được 4-5ngày rồi đó , những lúc đang đi chơi vui vẻ chỉ vì 1chuyện nhỏ cũng giận hờn làm mất không khí.
Sống vậy em không cảm thấy hạnh phúc gì hết mặt vui, cô biết nghĩ về bố mẹ cô ấy, nên em không thấy tương lai phía trước, mong chuyên gia cho em 1 lời khuyên nhé , em nên ly hôn không ạ?
Chào em!
Đúng là “mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” cuộc sống không biết trước được điều gì. Gia đình nhà vợ từ chỗ giàu có bỗng chốc chuyển sang nợ nần phải bán xới chốn chạy. Là một người con rể, một người chồng, em đang cảm thấy bế tắc, ngổn ngang và có ý định ly hôn trước tính cách ngang bướng, nóng nảy của vợ.
Với cương vị là con, bản thân vợ em cũng sẽ rất lo lắng và thương cho ba mẹ. Dù ông bà thất bát do làm ăn hay cờ bạc thì vẫn là cha là mẹ và phận làm con luôn muốn giúp đỡ, về thăm, cho cháu gặp ông bà cũng là lẽ đương nhiên. Chúng tôi hiểu được cảm xúc của em khi cảm thấy ghét gia đình vợ, ghét những việc làm mà họ đã gây ra. Sự việc ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của hai vợ chồng khi tự nhiên phải mang số nợ cả tỷ đồng. Tuy nhiên dù có ghét, có bực dọc, tức giận cũng không thể thay đổi được thực tại về cũng như việc họ là người có công sinh thành, dưỡng dục ra vợ mình. Vì thế em cần cố gắng điều chỉnh lại cảm xúc của mình.
Thay vì khó chịu em nên cố gắng giải tỏa, coi ông bà như người thân lúc hoạn nạn và cùng vợ gánh vác khó khăn trong giai đoạn này. Vợ muốn đến thăm ông bà thì em cũng có thể tạo điều kiện, dù sao đó là khoảng thời gian vợ thoải mái nhất. Cả tuần làm việc căng thẳng, lại không hợp với mẹ chồng thì cứ coi như đó là thời gian để cô ấy thư giãn. Tâm trạng vợ em có tốt thì không khí gia đình cũng bớt căng thẳng.
Về tính cách của vợ, phải nói rằng nóng nảy, thiếu kiềm chế rất dễ dẫn đến việc có những lời nói khó nghe hay hành động ảnh hưởng đến người khác. Cô ấy luôn thể hiện sự ngang bướng và không lắng nghe em. Thế nhưng khi sống chung chắc hẳn chúng ta đều phải học cách thích nghi, điều chỉnh hoặc thậm chí chấp nhận những điểm thuôc về tính cách của nhau. Sống chung chưa bao giờ là dễ dàng, trong khi đó hai vợ chồng em lại ở cùng bố mẹ chồng, cô chú, thì mức độ phức tạp càng nhiều hơn.
Em cần đứng vai trò là người ở giữa, là cầu nối giữa vợ và mẹ mình. Sẽ rất khó xử cho em, nhưng quan trọng vẫn là sự khôn khéo. Không nhất thiết phải phân tách ai đúng ai sai mà là học cách lắng nghe hai bên giãi bày, động viên, và sau đó là đánh giá sự việc với cương vị là người ở giữa. Đôi lúc vợ không sửa đổi được tính cách thì em có thể động viên cô ấy cố nín nhịn tính của người già. Miễn sao em hiểu, thông cảm cho nỗi khổ tâm, cho sự khúc mắc trong lòng cô ấy. Khi nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của chồng có thể vợ em sẽ bớt căng thẳng và mức độ khó tính, ngang bướng cũng ít đi.
Trong lúc gia đình có nhiều chuyện không hay xảy ra ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các thành viên. Vợ em cũng vậy, đừng để những khó chịu, bực dọc lấn át lời nói cách cư sử, em hãy cố gắng nhẹ nhàng phân tích để cô ấy hiểu và cố gắng thay đổi. Để đi đến quyết định ly hôn là điều không ai muốn và hi vọng rằng hai vợ chồng sẽ cùng nỗ lực kìm chế cơn nóng giận của mình để gia đình “trong ấm ngoài êm”
Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!