Chạm vào da bệnh nhân bị HIV, em có nguy cơ bị lây nhiễm không?
Xin chào chương trình .em xin có một câu hỏi muốn hỏi chương trình là ..cách đây một tuần em có tiếp xúc với 1 bệnh nhân Hiv .em là điều dưỡng và khám cho bệnh nhân này bị u khoeo hoạt dịch ở cẳng chân . Lúc đó em chưa biết bệnh nhân bị bệnh. em có chạm vào da bệnh nhân.da của bệnh nhân nhưng không có tổn thương.
Sau đó em biết bệnh nhân bị bệnh.em đã rửa tay bằng xà phòng .sau một tiếng em có bẻ 1 ống nước cất.em có bị xây xước bằng đầu kim nhỏ.em đã rửa nhẹ bằng xà phòng và rửa cồn lại.nay đã đượng một tuần.em xin hỏi chương trình là em có bị phơi nhiễm của HIV không ạ.
Em mong câu trả lời sớm của chương trình để có hướng giải quyết.em xin cám ơn chương trình

Xin chào bạn!
Tôi cũng hơi ngạc nhiên là bạn là điều dưỡng, mà trong khi bạn học ở trong các trường về y tế thì phải được học về các bệnh truyền nhiễm và HIV. Với một hành vi như thế này, bạn cũng cảm thấy rất băn khoăn thì tôi cũng không rõ kiến thức bạn học ở trong trường ra sao? Tôi chắc là bạn biết rất rõ HIV lây qua 3 đường chính là : lây qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con.
Các chương trình tuyên truyền đều đã tuyên truyền rất kỹ là qua các tiếp xúc thông thường như ăn uống, ngủ cùng với người có HIV đều không phải là nguy cơ lây nhiễm HIV. Thậm chí hôn, nói chuyện hay tiếp xúc trực tiếp với người hiễm HIV đều không được xếp vào trong những hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Chính vị vậy bạn mới chỉ chạm vào da của bệnh nhân ( kể cả bệnh nhân HIV) và bạn còn biết trên da của bệnh nhân đó không có tồn thương gì tức là không có huyết tương, dịch tiết từ các vết thương chảy ra.
Cho nên bạn cũng không nên quá lo lắng về hành vi của mình. Mặc dù vậy, bạn cũng có nói là khi bạn bẻ ống nước cất và sử dụng bơm kim tiêm khi tiêm cho bệnh nhân đã sơ suất để xây xát trên da tay. Bạn phải rất chú ý với những hành vi này. Đây là những hành vi do quy trình và kỹ thuật của bạn thực hiện không đúng để gây ra những tổn thương do chính bạn gây ra. Bạn phải xác định tất cả các bệnh nhân mà bạn chăm sóc và thực hiện công tác điều dưỡng đều có thể là bệnh nhân có nguy cơ. Chính vì vậy bạn phải chủ động áp dụng và thực hiện đúng những biện pháp kỹ thuật an toàn để đảm bảo an toàn cho chính mình.
Trong trường hợp của bạn hiện nay, nếu có phơi nhiễm thì phải điều trị càng sớm càng tốt, chậm nhất là sau 72 giờ. Trong trường hợp này bạn đã quá phơi nhiễm một tuần rồi. Nếu có điều trị thì cũng không có tác dụng gì. Nhưng trong trường hợp này bạn cũng không nên quá lo lắng. Đừng để mình bị ám ảnh bởi những thông tin chưa đầy đủ. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và sức khỏe của bạn.
Tôi xin chia sẻ với bạn một số dạng phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp.
Khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch của cơ thể có HIV từ người bị nhiễm HIV đẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV thì lúc đó mới tính là phơi nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp. Một số những trường hợp bị nhiễm HIV do nghề nghiệp là:
- Do bị kim đâm khi làm các thủ thuật tiêm truyền hay lấy máu làm xét nghiệm…
- Những vết thương do dao mổ hoặc những dụng cụ sắc nhọn có dính máu, dịch tiết.
- Tổn thương qua da do những ống đựng máu, dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào người tiếp xúc.
- Máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào vùng da tổn thương của người tiếp xúc
- Phơi nhiễm do bị người khác dùng bơm kim tiêm chứa máu đâm vào người trong những trường hợp đuổi bắt tội phạm.
Khi bị phơi nhiễm ở một trong số những dạng trên thì ngay lập tức phải tiến hành xử lý như sau:
- Xử lý vết thương ngay tại chỗ: rửa vết thương dưới vòi nước sạch ngay tại chỗ nhiều lần, có thể rửa bằng xà phòng sát trùng.
- Báo cáo với người phụ trách để làm biên bản, hồ sơ phơi nhiễm.
- Đánh gia nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và nguy cơ phơi nhiễm, xác định tình trạng nhiễm HIV của nguồn lây phơi nhiễm
- Cuối cùng là đánh giá nguy cơ rồi mới đi đến quyết đình là điều trị dự phòng bằng thuốc ARV
Đây là những chia sẻ của tôi với bạn để bạn thêm yên tâm. Còn trong trường hợp của bạn thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Cần tìm hiểu kỹ những thông tin trong nghề nghiệp của mình khi thường xuyên phải tiếp xúc với người bệnh rất nhiều. Trong chuyên môn, bất cứ vấn đề về thông tin khi làm việc mình đưa ra đều phải chính xác, phải luôn có ý thức để trau dồi kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và kiến thức liên quan đến công việc của mình. Có như vậy thì bạn sẽ tự tin hơn trong công việc và bạn sẽ trở thành người điều dưỡng tốt.
Xin chào bạn!
Tư vấn bởi chuyên gia VOV Cửa Sổ Tình Yêu 1900.6802
1900.6802 Tư vấn trực tiếp Tâm lý, Tình yêu, Hôn nhân, Giới tính, Sức khỏe sinh sản, Sức khỏe tình dục.