Hút thuốc chung với người bị SIDA và lao phổi giai đoạn cuối có bị lây?
Thưa bác sỉ em có thằng bạn chơi với nhau. Ông anh của bạn em có bị sida giai đoạn cuối với lao giai đoạn cuối. Cách đây 1 tháng em có hút thuốc chung với ông anh đó 1 điếu. Giờ thì ông anh của bạn em bị phát bệnh lao và sắp chết. Giờ thì em mới biết ông đó bị sida với lao. Em không biết có bị lây hay không.

Chào em!
Bệnh AIDS ( hay SIDA ) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm virus HIV. Người bị nhiễm virus HIV chúng sẽ tấn công các tế bào bạch cầu làm nhiệm vụ miễn dịch, vì thế gây suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các mầm bệnh ,từ đó là nguyên nhân dẫn đến mắc các bệnh cơ hội, như lao, nấm, vi khuẩn, virus khác....Người bệnh thường chết do mắc các bệnh cơ hội đó.
Khi một người mắc HIV giai đoạn cuối thì nồng độ virus trong máu khá cao vì thế nên nếu như người đó có vết chảy máu trong miệng, virus theo máu chảy vào khoang miệng và dính vào đầu lọc của điếu thuốc, khi em ngậm vào đầu lọc thì virus sang miệng của em, nếu mà có vết xây xước, chảy máu trong miệng của em thì virus có thể xâm nhập vào. Tuy nhiên nguy cơ đó không cao bởi vì phải có vết xước chảy máu trong miệng của người đó đồng thời trong miệng của em thì virus mới lây được. Tức là khi trong miệng anh ta không có vết xước chảy máu thì không lây, bởi vì nước bọt thì không có virus. Hoặc là trong miệng của em không có vết xước thì virus có vào miệng mình cũng bị nuốt trôi xuống đường tiêu hóa, và bị dịch vị acid trong dạ dày tiêu diệt. Nói chung là có nguy cơ, nhưng nguy cơ rất thấp, nếu không yên tâm em có thể đi kiểm tra sau 3 tháng kể từ hành vi nguy cơ.
Còn về vi khuẩn lao (lao phổi hay lao gì em?) thì nếu như là lao phổi thì nó lây qua đường hô hấp chứ không lây qua đường tiêu hóa, tức là khi mình nói chuyện với người bị bệnh trong giọt bắn nước bọt của người ta có chứa vi khuẩn lao mà mình hít phải, chúng vào phổi thì mới lây bệnh, còn nếu qua đường miệng, xong nuốt xuống dạ dày thì lao phổi không gây bệnh được. Vì anh này lại cũng là lao giai đoạn cuối nên có thể mật độ vi khuẩn trong nước bọt cũng cao, do đó nếu em có tiếp xúc trực tiếp, nói chuyện ở cự ly gần dưới 1m thì được coi là có nguy cơ và cần theo dõi thêm em nhé.
Chúc em may mắn.