Mọc nốt màu đen ở phần phụ có phải bệnh sùi mào gà?
Em chào các anh chị trong chương trình cửa sổ tình yêu,chúc anh chị luôn sức khỏe để giúp đỡ được nhiều người. Em năm nay 37 tuổi là nam giới, có một câu hỏi nhờ anh chị tư vấn ạ. Ở phần kín của em có vài nốt màu đen, thời gian gần đây nó có hiện tượng mọc lên các đầu mụn trông như mào gà. Em đang băn khoăn không biết bệnh này có thể uống thuốc cho khỏi được không, chứ hiện tại dịch bệnh lan tràn ra em rất sợ đến bệnh viện thăm khám

Chào em!
Theo như em nói trong thư là từ trước em đã có các nốt màu đen ở phần phụ, nhưng thời gian gần đây em thấy các nốt này phát triển to lên, em đang nghi ngờ đó là súi mào gà và băn khoăn không biết bệnh có thể chữa trị tại nhà bằng thuốc hay không. Với câu hỏi này của em chúng tôi sẽ cùng em phân tích các vấn đề sau:
Dấu hiệu bệnh sùi mào gà đó là bệnh xuất hiện sau khi có hành vi nguy cơ như QHTD không an toàn, sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác, ...Bệnh có thể ủ bệnh trong thời gian dài, từ 2-9 tháng, sau đó mới xuất hiện các biểu hiện là nổi lên các nhú gai (nhú thịt), các nhú thịt này có thể có màu xám, màu trắng hoặc hồng,... Sau một thời gian các nhú gai này sẽ phát triển to hơn thành một cụm, bề mặt không bằng phẳng, trông như bông súp lơ. Bệnh do virus HPV gây ra. Tuy thế có nhiều type HPV có thể gây bệnh, điển hình là type 6,11,16,18,... Trong đó có những type nguy cơ cao gây ung thư (ung thư c.ổ t.ử c.ung ở nữ, ung thư d,ương v.ật ở nam) và cũng có những type nguy cơ gây ung thư thấp. Bệnh thường được chẩn đoán khi người bệnh thấy các dấu hiệu nghi ngờ và đi khám. Bác sỹ chuyên khoa da liễu sẽ thăm khám bằng mắt thường, dùng kinh nghiệm và kiến thức của mình để có nhận định đầu tiên về bệnh. Sau đó bác sỹ vẫn sẽ cần đến những xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm mẫu vật để xác định chính xác có phải sùi mào gà hay không, và nếu có sẽ thuộc type nào. Cuối cùng, việc điều trị sẽ tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Bác sỹ có thể chấm các loại dung dịch để làm rụng nốt sùi nếu nốt sùi còn bé, hoặc là trong trường hợp nốt sùi đã to bác sỹ sẽ dùng các phương pháp khác như đốt điện, laser, dao leep, áp lạnh,... để làm rụng nốt sùi. Bệnh có thể tái phát nhiều lần sau khi điều trị nếu sức đề kháng của cơ thể không tốt.
Như vậy, hiện tại em đang nghi ngờ bệnh lý của mình là sùi mào gà thì nên đi khám để được chấn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp. Bệnh sùi mào gà không có thuốc để điều trị tại nhà và cũng khuyên em không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự chỉ định từ bác sỹ, bởi lẽ thuốc tâyđi kèm với tác dụng chính là các tác dụng không mong muốn, nếu dùng sai bệnh, sai liều lượng, các tác dụng phụ có thể xảy ra, thậm chí ở mức nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu em sợ đi khám do tình hình dịch bệnh còn phức tạp, hãy cứ tiếp tục theo dõi tại nhà chờ tình hình ổn định rồi đi thăm khám, chú ý vệ sinh sạch sẽ, kiêng qh vợ chồng hoặc qhtd nên dùng bao cao su.
Chúc em sức khỏe